Cơ Đốc Nhân có nên sử dụng đại từ/danh xưng yêu thích của các cá nhân chuyển giới khi đề cập đến họ?
Việc chủ nghĩa chuyển giới được chấp nhận bởi văn hóa đại chúng mang đến cho các Cơ Đốc Nhân những lựa chọn khó khăn. Trong số đó là vấn đề của đại từ danh xưng: những từ như anh, anh ấy, của anh ấy, hoặc cô, cô ấy và của cô ấy. Trong một số tình huống, những người muốn nhìn nhận họ là trái ngược với giới tính sinh học của họ thích được gọi bằng các đại từ danh xưng theo sở thích của họ, không phải theo giới tính sinh học của họ. Ví dụ, một người đàn ông tự nhận mình là nữ có thể yêu cầu được gọi là "cô" hoặc là "cô ấy."
Ngoài ra, một số người tuyên bố có những giới tính hoặc những sự kết hợp của đa giới tính hoàn toàn khác nhau. Những người như vậy có thể yêu cầu được gọi bằng những đại từ như họ, hoặc thậm chí là những từ "mới" như xi, xim hoặc xer.
Vậy thì, điều đó có nghĩa là một Cơ đốc nhân có thể hoặc nên sử dụng các đại từ danh xưng ưa thích, thậm chí chỉ để tỏ ra lịch sự? Hoặc các tín đồ nên đưa ra quan điểm về việc không sử dụng các thuật ngữ như vậy, để tránh việc chứng thực cho một cái gì đó không đúng sự thật? Cũng giống như nhiều vấn đề cụ thể khác, Kinh Thánh không đưa ra câu trả lời một cách rõ ràng từng chữ. Không có "ngươi có thể" hay "ngươi không thể" cho việc sử dụng các đại từ danh xưng ưa thích hiện đại. Những gì các tín đồ có thể làm là tìm kiếm các nguyên tắc hướng dẫn để đưa ra lựa chọn tốt nhất trong một tình huống nhất định.
Nói tóm lại, trong khi các Cơ Đốc Nhân cần phải cẩn thận và tôn trọng, thì sự tôn trọng không thể đi quá xa đến việc chứng thực cho những ý tưởng mà Kinh Thánh gọi là sai. Bất cứ sự lựa chọn nào mà một Cơ đốc nhân đưa ra liên quan đến các đại từ danh xưng ưa thích, điều quan trọng là họ không được thể hiện việc chứng thực cho tội lỗi hoặc sự tự lừa dối. Đồng thời, các tín đồ phải làm khéo léo nhẹ nhàng đối với bất kỳ vấn đề nào đụng chạm đến những cảm xúc nhạy cảm.
Khốn thay cho kẻ gọi dữ là lành, gọi lành là dữ; lấy tối làm sáng, lấy sáng làm tối; vật chi cay trở cho là ngọt, vật chi ngọt trở cho là cay.
Ê-sai 5:20
Một số Cơ Đốc Nhân có thể kết luận rằng đại từ danh xứng ưa thích đơn giản không phải là một lựa chọn. Việc chấp nhận những thuật ngữ đó thay cho những đại từ chính xác dựa trên sự thật có nghĩa là nói hoặc viết theo cách đồng ý với điều sai trái (Ê-sai 5:20). Trong thực tế, người được hỏi là thuộc về một giới tính cụ thể, không phải bất kỳ giới tính nào mà người đó thích hoặc cảm thấy. Như vậy, sử dụng các đại từ có ngụ ý một cái gì đó khác thì ít nhất đã là không chính xác và có thể được hiểu là không trung thực, đạo đức giả hoặc một sự từ chối các ý tưởng trong Kinh thánh.
Những Cơ Đốc Nhân khác có thể kết luận rằng việc từ chối sử dụng các đại từ danh xưng ưa thích sẽ tương đương với việc liên tục lên tiếng phản chối, dẫn đến gia tang thêm căng thẳng hoặc xung đột. Từ quan điểm đó, các tín đồ có thể quyết định rằng đại từ danh xưng không phải là vấn đề để họ phải tự làm khó chính mình. Đặc biệt là trong các trường hợp của các mối quan hệ nghề nghiệp hoặc cá nhân, các tín đồ có thể cảm thấy rằng tốt nhất là không nên tranh cãi thay vì có lập trường cứng nhắc về các các thuật ngữ này.
Tất nhiên, vì đây không phải là vấn đề trắng hay đen, nên các Cơ Đốc Nhân có thể thấy mình có ý khác nhau giữa cả hai lựa chọn này, tùy thuộc vào hoàn cảnh. Cơ Đốc Nhân phải xem xét ít nhất ba vấn đề chính khi nói đến vấn đề đại từ danh xưng ưa thích: sự tôn trọng dành cho tất cả mọi người, các mối quan hệ cá nhân và nói sự thật.
Ngoài các vấn đề này, sẽ rất hữu ích để hiểu sự khác biệt giữa những đại từ danh xưng và tên cá nhân, mối quan tâm thế tục với vấn đề này và việc sử dụng đại từ chỉ giới tính đối với sự kính trọng Đức Chúa Trời.
Sự Tôn trọng dành cho tất cả mọi người
Nếu có thể được, thì hãy hết sức mình mà hòa thuận với mọi người.
Rô-ma 12:18
Ngay cả khi không đồng ý về một vấn đề quan trọng, các tín đồ phải hành động một cách nhẹ nhàng và với sự tôn trọng (1 Phi-e-rơ 3:15). Sự quở trách và lên án có chỗ của nó (Châm ngôn 27: 5; Tít 1: 9), nhưng khi một người chân thành và tìm kiếm, thì "lòng thương xót" được cho là nguyên tắc chỉ đạo (Giu-đe 1: 22). Cho dù một Cơ đốc nhân chọn cách xử lý vấn đề của đại từ danh xưng ưa thích như thế nào, thì bắt buộc phải làm điều đó một cách nhẹ nhàng và hòa bình nhất có thể (Rô-ma 12:18). Tất cả mọi người đều hư mất khi không có Chúa Giê-xu (Rô ma 3:10).
Vì những kẻ đó chẳng hầu việc Đấng Christ, Chúa chúng ta, song hầu việc cái bụng họ, và lấy những lời ngọt ngào dua nịnh dỗ dành lòng kẻ thật thà.
Rô-ma 16:18
Hành động trong sự nhẹ nhàng không đòi hỏi các tín đồ phải nói dối, phản bội lương tâm của họ hoặc đưa ra ý sai lầm của việc hỗ trợ (Rô-ma 16:18; Công vụ 5:29). Tuy nhiên, điều đó có nghĩa là Cơ đốc nhân không thể biện minh cho việc tiếp cận vấn đề một cách bất cẩn hoặc nhẫn tâm.
Các mối quan hệ cá nhân
Cũng như nhiều vấn đề khác, cách tiếp cận của một người đối với các vấn đề chuyển giới bị ảnh hưởng bởi bối cảnh và đối tượng. Nhắc đến người thứ ba, chẳng hạn như một người nổi tiếng không có mặt, thì khác biệt rõ rệt với việc trò chuyện trực tiếp với đồng nghiệp hoặc thành viên gia đình. Tương tác với một người bạn khác với việc thảo luận một vấn đề theo cách nào đó với một người hoàn toàn xa lạ. Sư khác nhau của các trường hợp không thay đổi việc đúng hay sai của vấn đề, nhưng sẽ có ảnh hưởng đến việc cách một tín đồ sẽ tham gia vào vấn đề như thế nào hoặc khi nào.
Đây là một phần của việc "khôn ngoan như con rắn và đơn sơ như chim bồ câu" (Ma-thi-ơ 10:16): cẩn thận và nhạy cảm với những người đang nghe hoặc đọc những từ ngữ của mình.
Nói thật
Lý do đại từ danh xưng ưa thích đưa ra một vấn đề nan giải cho các Cơ Đốc Nhân là vì chúng ngụ ý một điều mà Kinh thánh chỉ ra là sai: rằng một người có thể thay đổi giới tính hoặc được sinh ra sai giới tính sinh học. Việc gọi một người là nam giới về mặt sinh học là "cô" hay "cô ấy", thì theo nghĩa đen, là đang nói điều gì đó không đúng sự thật. Tồi tệ hơn, khi nói đến một vấn đề như chuyển đổi giới tính, sử dụng đại từ danh xưng ưa thích có thể được hiểu là cho phép hoặc chứng thực cho một tình huống có hại, không đúng Kinh Thánh.
Từ quan điểm thuộc linh và Kinh Thánh, thì ý định thật sự đằng sau các đại từ danh xưng ưa thích là không đúng Kinh Thánh. Đàn ông không phải là phụ nữ, và ngược lại. Ngoài một tỷ lệ rất nhỏ những người bị thay đổi giới tính theo sinh học tự nhiên và đáng được xem xét đặc biệt, thì không có giới tính thứ ba, thứ tư, thứ năm, v.v., hoặc bất kỳ cơ sở nào để một người "lựa chọn" điều đó. Vì lý do tương tự mà các tín đồ không nên giả vờ rằng các đức tin khác cũng mang đến sự cứu rỗi (Giăng 14: 6) hoặc các vị thần khác là có thật (1 Giăng 4: 1) hoặc rằng một điều gì đó tội lỗi là đúng về mặt đạo đức (Ê-sai 5:20), nhiều tín hữu kết luận rằng việc chấp nhận tiền đề cơ bản đằng sau việc sử dụng các đại từ danh xưng ưa thích là vô đạo đức.
Đây là lý do tại sao, ít nhất, tất cả các tín đồ, trong mọi hoàn cảnh, cần phải cẩn thận để không tạo ấn tượng cho việc chấp nhận giả định đằng sau các đại từ danh xưng ưa thích. Trong khi Chúa Giê-xu thương xót và yêu thương cả người phụ nữ ngoại tình (Giăng 8:10) và người phụ nữ ở giếng nước(Giăng 4: 23 -24), thì Ngài không đưa ra tín hiệu lẫn lộn nào về tội lỗi của họ (Giăng 4:17-18; 8:11).
Điều quan trọng không kém để xem xét đó là sứ mệnh chính của các tín hữu là đến với những người hư mất vì Chúa GIê-xu (1 Cô-rinh-tô 1:17; 2 Cô-rinh-tô 4: 3). Một phần của việc tiếp cận họ là chia sẻ tình yêu của Chúa Giê-xu (Mác 12:30-31; Rô-ma 1: 14-16; 1 Phi-e-rơ 4:8). Thật không công bằng và không phù hợp để ai đó có thể yêu cầu những người khác sử dụng những từ mà người đó thích, những người không tin khổng thể được mong đợi là có thể nghĩ và cảm nhận như những người tin (1 Cô-rinh-tô 2:14). Thừa nhận việc sử dụng các đại từ danh xưng ưa thích, theo một số Cơ Đốc Nhân sẽ tranh luận, là một hình thức của việc "làm theo luật yêu thương của Chúa" (Matthew 5:39-42), miễn là rõ ràng chúng ta đang sử dụng những từ ngữ này như một cử chỉ tôn trọng, không phải đồng thuận.
Mỗi Cơ Đốc Nhân cần cân nhắc những mối quan tâm này khi quyết định làm thế nào, hoặc nếu, để thảo luận về vấn đề của đại từ danh xưng ưa thích. Sự thật là quan trọng, nhưng điều đó không có nghĩa là việc lựa chọn không sử dụng đại từ danh xưng ưa thích phải được xử lý một cách thô lỗ hoặc tàn nhẫn.
Đại từ so với tên
Tên cá nhân khác với đại từ nhân xưng. Tên là một dấu hiệu cho một người, địa điểm hoặc sự vật cụ thể đang được thảo luận. Đại từ, mặt khác, ngụ ý người đó, địa điểm, hoặc sự vật là gì. Một số tên có thể khác thường về mặt văn hóa, nhưng việc sử dụng tên mà một người ưa thích khác hoàn toàn với việc sử dụng đại từ mà một người ưa thích.
Ví dụ, nếu một người tên là Charles, anh ta có thể thích được gọi là "Chuck" hay một biệt danh như là "Ace", hay "Slim". Các diễn viên và nghệ sĩ giải trí thường sử dụng nghệ danh một cách chuyên nghiệp. Theo cách này, người ta cho rằng việc sử dụng tên trong văn hóa hiện đại chỉ đơn thuần là để xác định một người cụ thể chứ không phải để định nghĩa họ. Vì vậy, nếu Chuck muốn được gọi là "Betty", thì đó có thể là điều kì quặc, nhưng nó không giống với việc thực tế nói "Chuck là nữ." Và một lần nữa, người ta có thể lập luận rằng sử dụng một cái tên ưa thích, được chọn vì nó tương ứng với một giới tính ưa thích, cũng là một hình thức cho phép.
Mối quan tâm thế tục
Đại từ danh xưng ưa thích cũng tạo ra các vấn đề từ quan điểm thế tục, mà không tính đến các giá trị tôn giáo. Như đã nêu ở trên, sử dụng những từ như "anh ấy""cô ấy" có ngụ ý gì đó về mặt sinh học của chủ thể. Vậy thì buộc mọi người sử dụng đại từ danh xưng ưa thích, theo nghĩa đen sẽ là một sự ép buộc của lời nói. Yêu cầu người khác sử dụng các thuật ngữ như vậy ngụ ý rằng bạn có quyền trên việc cho người khác nói hoặc viết theo cách mà bạn muốn. Ít nhất là về mặt pháp lý, thật khó để tưởng tượng xã hội có thể yêu cầu sử dụng ngôn ngữ một cách công khai mâu thuẫn với những ý kiến hoặc ý tưởng nhất định.
Tương tự như vậy, việc sử dụng các đại từ danh xưng ưa thích sẽ giống như khăng khăng rằng những người khác gọi chúng ta "hoàng thượng vạn tuế", và cúi đầu hành lễ, bởi vì chúng ta cảm thấy chúng ta có dòng máu hoàng tộc, mặc dù họ không tin chúng ta.
Một lần nữa, Cơ đốc nhân nên cân nhắc một nhu cầu hợp lý để tranh đấu cho sự thật (Giăng 1: 3) với một mệnh lệnh phải làm cho phù hợp với người khác (Ma-thi-ơ 5:41).
Đại từ giới tính và Đức Chúa Trời
Theo nghĩa hẹp, Kinh Thánh trình bày một ví dụ về đại từ danh xưng ưa thích khi nói đến Đức Chúa Trời. Kinh thánh áp dụng rất nhiều thuật ngữ nam tính cho Đức Chúa Trời, bao gồm cả những ám chỉ thường xuyên đối với Ngài là "Cha". Mặc dù thực tế rằng Đức Chúa Trời không phải là nam hay nữ theo nghĩa đen.
Tuy nhiên, sự ưu tiên của Chúa đối với "He" và "Him" không phải là sự song hành hợp lý đối với việc sử dụng các đại từ danh xưng ưa thích có liên quan đến việc chuyển giới. Đầu tiên và quan trọng nhất, Đức Chúa Trời không tuyên bố thực sự là một người đàn ông theo nghĩa đen hay việc sử dụng những đại từ như vậy ngụ ý rằng Ngài thực sự là một người đàn ông theo nghĩa đen. Đại từ danh xưng ưa thích, như được áp dụng cho con người, có thể gợi ý một giới tính khác với giới tính thật về mặt sinh học hay tâm lý. Đây không phải trường hợp sử dụng cho Đức Chúa Trời.
Ngược lại, những người theo giáo điều gọi Đức Chúa Trời là "cô ấy" hay "cô" thực sự đang đề cập đến một vị thần khác. Theo cùng một ý nghĩa rằng một người Hồi giáo có thể sử dụng những từ như Thiên Chúa hoặc A-la nhưng chỉ về một người có bản chất hoàn toàn khác, những người khăng khăng sử dụng các thuật ngữ trung lập về giới tính hoặc thuật ngữ dành cho nữ đối với Thiên Chúa thực sự đang nói về một người hoàn toàn khác với Đức Chúa Trời trong Kinh thánh.
Biến chứng của sự sa ngã
Tội lỗi của con người đã dẫn đến một thế giới sa ngã (Rô ma 5:12). Tội lỗi đó, về bản chất, gây nhầm lẫn và làm phức tạp các vấn đề mà Đức Chúa Trời đã nói rất rõ (Rô-ma 1:21 -22). Thật không may, các vấn đề như đại từ danh xưng ưa thích tạo ra những lựa chọn khó khăn cho các Cơ Đốc Nhân. Mặc dù những người theo Chúa Giê-xu muốn được yêu thương, chăm sóc và sống hòa bình (1 Cô-rinh-tô 13), nhưng điều quan trọng là phải vâng lời Đức Chúa Trời hơn là người ta (Công vụ 5:29), và điều đó bao gồm nói sự thật trong tình yêu (Ê-phê-sô 4:15) hơn là né tránh từ tranh cãi vì sự thoải mái trong xã hội (Hê-bơ-rơ 10:23; 1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:21).
Ở những nơi mà sự cân bằng của các sự quan tâm đó bị sụt giảm trong bất kỳ giây phút nào, việc quân bình giữa các nguyên tắc trên ở mức độ nào là việc mà mỗi Cơ đốc nhân cần cầu nguyện và xem xét cẩn thận.
Cơ Đốc Nhân có nên sử dụng đại từ/danh xưng yêu thích của các cá nhân chuyển giới khi đề cập đến họ?
* Kinh Thánh Tham Khảo:
Ê-sai 5:20 - Khốn thay cho kẻ gọi dữ là lành, gọi lành là dữ; lấy tối làm sáng, lấy sáng làm tối; vật chi cay trở cho là ngọt, vật chi ngọt trở cho là cay.
Rô-ma 12:18 - Nếu có thể được, thì hãy hết sức mình mà hòa thuận với mọi người.
Rô-ma 16:18 - Vì những kẻ đó chẳng hầu việc Đấng Christ, Chúa chúng ta, song hầu việc cái bụng họ, và lấy những lời ngọt ngào dua nịnh dỗ dành lòng kẻ thật thà.
Ma-thi-ơ 10:16 - Kìa, ta sai các ngươi đi khác nào như chiên vào giữa bầy muông sói. Vậy, hãy khôn khéo như rắn, đơn sơ như chim bò câu.
Ê-sai 5:20 - Khốn thay cho kẻ gọi dữ là lành, gọi lành là dữ; lấy tối làm sáng, lấy sáng làm tối; vật chi cay trở cho là ngọt, vật chi ngọt trở cho là cay.
Giăng 4:17 - Người đàn bà thưa rằng: Tôi không có chồng. Đức Chúa Jêsus lại phán: Ngươi nói rằng: Tôi không có chồng, là phải lắm;
I Cô-rinh-tô 2:14 - Vả, người có tánh xác thịt không nhận được những sự thuộc về Thánh Linh của Đức Chúa Trời; bởi chưng người đó coi sự ấy như là sự dồ dại, và không có thể hiểu được, vì phải xem xét cách thiêng liêng.
Ma-thi-ơ 5:41 - nếu ai muốn bắt ngươi đi một dặm đường, hãy đi hai dặm với họ.
I Tê-sa-lô-ni-ca 5:21 - hãy xem xét mọi việc, điều chi lành thì giữ lấy.
* Bản Dịch theo GotQuestions
* Nếu bạn cảm thấy bản dịch này chưa đúng hoặc chưa phù hợp, xin hãy liên hệ và đóng góp bản dịch mới.
* Nếu bạn cảm thấy bản dịch này chưa đúng hoặc chưa phù hợp, xin hãy liên hệ và đóng góp bản dịch mới.
Nếu bạn thích trang này, xin hãy giúp chúng tôi chia sẽ cho bạn bè: