Bạn Có Câu Hỏi Gì?
Ví dụ: Hôn Nhân, Tình Dục, Tiền Bạc, Khủng Long, Thuốc Lá, Xăm Hình, v,v ...

*Xin đánh tiếng việt có dấu hoặc sử dụng tiếng anh.
*Hiện tại việc dịch thuận tài liệu vẫn đang cần rất nhiều đóng góp. Nếu bạn có thể đóng góp, hãy liên hệ facebook qua trang thông tin.

Kinh thánh nói gì về việc chúng ta nên ăn thức ăn gì (chế biến theo luật Do Thái)? Có thức ăn nào mà Cơ Đốc nhân nên tránh?

là sự thù nghịch đã phân rẽ ra, bởi vì Ngài đã đem thân mình mà trừ bỏ luật pháp của các điều răn chép thành điều lệ. Như vậy, khi làm cho hòa nhau, Ngài muốn lấy cả hai lập nên một người mới trong Ngài,
Ê-phê-sô 2:15
Sách Lê-vi ký chương 11 liệt kê những giới hạn trong chế độ ăn uống mà Chúa đưa ra cho dân Y-sơ-ra-ên. Những luật về chế độ ăn uống bao gồm việc cấm ăn thịt heo, những loài động vật có vỏ, hầu hết các loại côn trùng, những con chim ăn xác thối, và nhiều loại động vật khác. Những luật về chế độ ăn uống này chưa bao giờ được dự định áp dụng cho bất kì ai khác ngoài dân Y-sơ-ra-ên. Mục đích của những luật về thức ăn này là để làm cho dân Y-sơ-ra-ên khác biệt với tất cả những dân tộc khác. Sau khi mục đích này kết thúc, Chúa Giê-xu đã tuyên bố mọi thức ăn đều sạch (Mác 7:19). Chúa đã ban cho sứ đồ Phi-e-rơ một khải tượng mà trong đó Ngài tuyên bố rằng những động vật không sạch trước đây có thể ăn được: “Tiếng ấy lại phán với ông lần thứ hai rằng: “Vật gì Đức Chúa Trời đã làm cho tinh sạch thì đừng xem là ô uế.” (Công vụ 10:15). Khi Chúa Giê-xu chết trên thập tự giá, thì Ngài đã làm trọn luật pháp Cựu Ước (Rô-ma 10:4; Ga-la-ti 3:24-26; Ê-phê-sô 2:15). Điều này bao gồm cả những luật có liên quan đến thức ăn sạch và thức ăn ô uế.
Hãy bằng lòng tiếp lấy kẻ kém đức tin, chớ cãi lẫy về sự nghi ngờ.
Rô-ma 14:1
Rô-ma 14:1-23 dạy chúng ta rằng không phải ai cũng đủ trưởng thành trong đức tin để chấp nhận sự thật rằng mọi thức ăn đều sạch. Vì vậy, nếu chúng ta ở cùng với một người nào đó mà chúng ta biết họ sẽ bị vấp phạm bởi thức ăn “không sạch” mà chúng ta ăn, thì chúng ta nên tránh làm như vậy để không gây cớ vấp phạm cho người khác. Chúng ta có quyền ăn bất cứ điều gì chúng ta muốn, nhưng chúng ta không có quyền làm cho người khác vấp phạm, ngay cả khi họ sai. Đối với Cơ Đốc nhân trong thời kỳ này, mặc dù chúng ta có sự tự do để ăn bất cứ điều gì chúng ta muốn nhưng miễn là nó không khiến cho người khác trượt ngã trong đức tin của họ.
nhờ khí giới đó chúng tôi đánh đổ các lý luận, mọi sự cao tự nổi lên nghịch cùng sự hiểu biết Đức Chúa Trời, và bắt hết các ý tưởng làm tôi vâng phục Đấng Christ.
II Cô-rinh-tô 10:5
Trong ân điển của Giao Ước Mới, Kinh thánh quan tâm nhiều đến việc chúng ta ăn bao nhiêu hơn là cái chúng ta ăn. Sự thèm ăn của cơ thể thì giống như là khả năng chúng ta điều khiển chính mình. Nếu chúng ta không thể điều khiển được thói quen ăn uống của chúng ta, thì có lẽ chúng ta cũng không thể điều khiển được những thói quen khác như là những thói quen của tâm trí (thói dâm ô, sự thèm khác, cơn giận hay lòng căm hờn không công bình) và không thể cầm giữ miệng lưỡi mình khỏi việc ngồi lê đôi mách (nhiều chuyện) hay sự tranh cãi. Chúng ta không được để cho lòng ham muốn điều khiển mình, mà đúng hơn là chúng ta phải điều khiển chúng (Phục truyền 21:20; Châm ngôn 23:2; II Phi-e-rơ 1:5-7; II Ti-mô-thê 3:1-9; II Cô-rinh-tô 10:5).
Kinh thánh nói gì về việc chúng ta nên ăn thức ăn gì (chế biến theo luật Do Thái)? Có thức ăn nào mà Cơ Đốc nhân nên tránh?
* Kinh Thánh Tham Khảo:
Ê-phê-sô 2:15 - là sự thù nghịch đã phân rẽ ra, bởi vì Ngài đã đem thân mình mà trừ bỏ luật pháp của các điều răn chép thành điều lệ. Như vậy, khi làm cho hòa nhau, Ngài muốn lấy cả hai lập nên một người mới trong Ngài,
Rô-ma 14:1 - Hãy bằng lòng tiếp lấy kẻ kém đức tin, chớ cãi lẫy về sự nghi ngờ.
II Cô-rinh-tô 10:5 - nhờ khí giới đó chúng tôi đánh đổ các lý luận, mọi sự cao tự nổi lên nghịch cùng sự hiểu biết Đức Chúa Trời, và bắt hết các ý tưởng làm tôi vâng phục Đấng Christ.

* Bản Dịch theo GotQuestions
* Nếu bạn cảm thấy bản dịch này chưa đúng hoặc chưa phù hợp, xin hãy liên hệ và đóng góp bản dịch mới.