Quy tắc vàng là gì?
"Quy tắc vàng" là tên được đặt cho một nguyên tắc mà Chúa Giê-xu đã dạy trong Bài giảng trên núi của Ngài. Những từ thực tế "Quy tắc vàng" không được tìm thấy trong Kinh thánh, cũng giống như những từ "Bài giảng trên núi" cũng không được tìm thấy. Những tiêu đề này được thêm vào sau này bởi các nhóm dịch Kinh Thánh để làm cho việc học Kinh Thánh dễ dàng hơn một chút. Cụm từ "Quy tắc vàng" bắt đầu được gán cho việc giảng dạy này của Chúa Giê-xu trong thế kỷ 16–17.
Aáy vậy, hễ điều chi mà các ngươi muốn người ta làm cho mình, thì cũng hãy làm điều đó cho họ, vì ấy là luật pháp và lời tiên tri.
Ma-thi-ơ 7:12
Điều mà chúng ta gọi là Quy tắc vàng ám chỉ đến Ma-thi-ơ 7:12: "Vậy thì, bất cứ điều gì các con muốn người ta làm cho mình, hãy làm điều đó cho họ, vì ấy là luật pháp và lời tiên tri". Chúa Giê-xu biết tấm lòng con người và sự ích kỷ của nó. Trên thực tế, trong câu trước, Ngài mô tả loài người vốn là "xấu" (câu 11). Quy tắc vàng của Chúa Giê-xu cho chúng ta một tiêu chuẩn mà theo đó con người với bản chất ích kỷ có thể đánh giá hành động của họ: chủ động đối xử với người khác theo cách mà bản thân họ muốn được đối xử.
Bản English Standard dịch Quy tắc vàng như thế này: "Bất cứ điều gì bạn muốn người khác làm cho bạn, cũng hãy làm cho họ, vì ấy là Luật pháp và Lời tiên tri". Chúa Giê-xu thật thông minh khi cô đọng toàn bộ Cựu Ước vào nguyên tắc duy nhất này, lấy từ Lê-vi ký 19:18: "Đừng trả thù, đừng mang mối oán hận với đồng bào mình, nhưng hãy yêu thương người lân cận như chính mình. Ta là Đức Giê-hô-va". Một lần nữa, chúng ta thấy hàm ý rằng con người vốn dĩ là những người yêu bản thân mình, và mạng lệnh sử dụng sự thiếu xót của con người như một nơi để bắt đầu cách đối xử với người khác.
Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Ngươi hãy hết lòng, hết linh hồn, hết ý mà yêu mến Chúa, là Đức Chúa Trời ngươi.
Ma-thi-ơ 22:37
Mọi người luôn đòi hỏi sự tôn trọng, yêu thương và sự đánh giá cao cho dù họ có xứng đáng hay không. Chúa Giê-xu hiểu được mong muốn này và sử dụng nó để thúc đẩy hành vi tin kính. Bạn có muốn được tôn trọng không? Hãy tôn trọng người khác. Bạn có mong muốn một lời nói tử tế không? Hãy nói những lời tử tế với người khác. "Ban cho có phước hơn nhận lãnh" (Công vụ 20:35). Quy tắc vàng cũng là một phần của điều răn lớn thứ hai, trước đó chỉ có điều răn yêu chính Đức Chúa Trời (Ma-thi-ơ 22:37–39).
Điều thú vị cần lưu ý về Quy tắc vàng là không có tôn giáo hay hệ thống triết học nào khác giống nhau. Quy tắc vàng của Chúa Giê-xu không phải là "đạo đức của sự đền đáp lại" nên thường được các nhà đạo đức học phi Cơ Đốc tán thành. Thông thường, các nhà phê bình tự do và các nhà nhân văn học thế tục cố gắng giải thích sự độc nhất của Quy tắc vàng, nói rằng đó là một đạo đức chung được chia sẻ bởi tất cả các tôn giáo. Điều này là không đúng. Mạng lệnh của Chúa Giê-xu có một sự khác biệt tinh tế, nhưng rất quan trọng. Một cuộc khảo sát nhanh về những câu nói của các tôn giáo phương Đông sẽ làm cho điều này dễ hiểu:
• Khổng giáo: "Đừng làm cho người khác điều mà bạn không muốn họ làm cho bạn" (Luận ngữ 15:23)
• Ấn Độ giáo: "Đây là tổng kết về bổn phận; đừng làm cho kẻ khác điều sẽ gây tổn thương nếu làm cho ngươi" (Sử thi • Phật giáo: "Không làm tổn thương người khác là cách để bạn sẽ không làm tổn thương chính bản thân mình" (Udanavarga 5:18)
Những câu nói này tương tự như Quy tắc vàng nhưng được nói cách tiêu cực và dựa vào tính thụ động. Quy tắc vàng của Chúa Giê-xu là một mạng lệnh tích cực để thể hiện tình yêu một cách chủ động. Các tôn giáo phương Đông nói, "Không được làm"; Chúa Giê-xu nói, "Làm!" Các tôn giáo phương Đông nói rằng cố kìm nén hành vi tiêu cực của bạn là đủ, nhưng Chúa Giê-xu nói tìm cách hành động tích cực. Bởi vì bản chất "đảo ngược" của những câu nói phi Cơ Đốc, nên chúng đã được mô tả là "quy tắc bạc".
Một số người đã cáo buộc Chúa Giê-xu "vay mượn" ý tưởng về Quy tắc vàng từ các tôn giáo phương Đông. Tuy nhiên, các bản văn của Khổng giáo, Ấn Độ giáo, và Phật giáo được trích dẫn ở trên, tất cả được viết sớm nhất từ giữa năm 500 đến 400 trước Công Nguyên. Chúa Giê-xu lấy Quy tắc vàng từ sách Lê-vi ký, được viết khoảng năm 1450 trước Công Nguyên. Vì vậy, nguồn gốc Quy tắc vàng của Chúa Giê-xu có trước "quy tắc bạc" khoảng 1.000 năm. Vậy ai "mượn" từ ai?
Các ngươi có nghe lời phán rằng: Hãy yêu người lân cận, và hãy ghét kẻ thù nghịch mình.
Ma-thi-ơ 5:43
Mạng lệnh yêu thương là điều phân biệt đạo đức Cơ Đốc với đạo đức của mọi tôn giáo khác. Thực tế, việc bảo vệ tình yêu của Kinh Thánh bao gồm mạng lệnh triệt để là yêu thương cả kẻ thù nghịch mình (Ma-thi-ơ 5:43–44; xem Xuất Ê-díp-tô ký 23:4–5). Điều này chưa từng được nghe đến ở các tôn giáo khác.
Tuân theo mạng lệnh Cơ Đốc để yêu thương người khác là dấu hiệu của một Cơ Đốc nhân thật (Giăng 13:35). Thực tế, Cơ Đốc nhân không thể khẳng định yêu Chúa nếu họ không chủ động yêu người khác như vậy. "Nếu có ai nói: 'Tôi yêu thương Đức Chúa Trời' mà lại ghét anh em mình thì người ấy là kẻ nói dối. Vì người nào không yêu thương anh em mình thấy thì không thể yêu thương Đức Chúa Trời mà mình không thấy được"(I Giăng 4:20). Quy tắc vàng tóm lược ý tưởng này và là duy nhất trong Kinh thánh theo Do Thái giáo và Cơ Đốc giáo.
Quy tắc vàng là gì?
* Kinh Thánh Tham Khảo:
Ma-thi-ơ 7:12 - Aáy vậy, hễ điều chi mà các ngươi muốn người ta làm cho mình, thì cũng hãy làm điều đó cho họ, vì ấy là luật pháp và lời tiên tri.
Ma-thi-ơ 22:37 - Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Ngươi hãy hết lòng, hết linh hồn, hết ý mà yêu mến Chúa, là Đức Chúa Trời ngươi.
Ma-thi-ơ 5:43 - Các ngươi có nghe lời phán rằng: Hãy yêu người lân cận, và hãy ghét kẻ thù nghịch mình.
I Giăng 4:20 - Vì có ai nói rằng: Ta yêu Đức Chúa Trời, mà lại ghét anh em mình, thì là kẻ nói dối; vì kẻ nào chẳng yêu anh em mình thấy, thì không thể yêu Đức Chúa Trời mình chẳng thấy được.
* Bản Dịch theo GotQuestions
* Nếu bạn cảm thấy bản dịch này chưa đúng hoặc chưa phù hợp, xin hãy liên hệ và đóng góp bản dịch mới.
* Nếu bạn cảm thấy bản dịch này chưa đúng hoặc chưa phù hợp, xin hãy liên hệ và đóng góp bản dịch mới.
Nếu bạn thích trang này, xin hãy giúp chúng tôi chia sẽ cho bạn bè: