Có phải Giô-na thật sự bị một con cá nuốt không?
Câu chuyện của Giô-na là một câu chuyện lạ lùng của một vị tiên tri không vâng lời, là người đã bị nuốt bởi một con cá voi (hoặc một "con cá lớn" — xem bên dưới) và sau đó nó mửa ông ra trên bờ, rồi miễn cưỡng hướng dẫn dân thành Ni-ni-ve ăn năn. Sự miêu tả của Kinh Thánh thường bị chỉ trích bởi những người hoài nghi vì nội dung kỳ lạ của nó. Những phép lạ này bao gồm:
• Một cơn bão Địa Trung Hải được triệu tập và bị xua tan đều bởi Đức Chúa Trời (1:4-16).
• Một con cá lớn, do Đức Chúa Trời chỉ định nuốt chửng vị tiên tri sau khi ông bị các thủy thủ của con tàu ném xuống biển (1:17).
• Sự sống sót của Giô-na trong bụng cá ba ngày và ba đêm, hay sự sống lại của ông từ cõi chết sau khi bị con cá mửa ra trên bờ tùy thuộc vào cách bạn giải thích bản văn (1:17).
• Con cá mửa Giô-na ra trên bờ theo lệnh của Đức Chúa Trời (2:10).
• Một dây bầu (dây dưa) được Chúa chỉ định phát triển nhanh chóng để che mát cho Giô-na (4:6).
• Một con sâu do Đức Chúa Trời chỉ định để chích cho dây bầu có bóng mát bị héo đi (4:7).
• Một cơn gió nóng như thiêu đốt được Chúa triệu tập để làm cho Giô-na khó chịu (4:8).
Dân Phi-li-tin lấy hòm của Đức Chúa Trời, đi từ Ê-bên-Ê-xe tới Aùch-đốt.
I Sa-mu-ên 5:1
Các nhà phê bình cũng nhận thấy sự ăn năn khó tin của Ni-ni-ve (3:4-9), mặc dù về cơ bản đây không phải là một phép lạ. Trong thực tế, sự ăn năn của Ni-ni-ve có ý nghĩa hoàn hảo cho sự xuất hiện đặc biệt của Giô-na trên bờ biển Địa Trung Hải và sự nổi bật về sự thờ phượng Đa-gôn trong khu vực đặc biệt của thế giới cổ đại. Đa-gôn là một thần cá, là người rất được phổ biến trong các vị thần của Lưỡng Hà và bờ biển phía đông Địa Trung Hải. Ông được đề cập nhiều lần trong Kinh Thánh liên quan đến người Phi-li-tin (Các quan xét 16:23-24; I Sa-mu-ên 5:1-7; I Sử ký 10:8-12). Hình tượng của Đa-gôn đã được tìm thấy trong các cung điện và đền thờ ở Ni-ni-ve và khắp khu vực. Trong một số trường hợp, ông được miêu tả là một người đàn ông mang một con cá. Ở những trường hợp khác, ông là người cá, nửa người nửa cá.
Về sự thành công của Giô-na ở Ni-ni-ve, nhà Đông phương học Henry Clay Trumbull đã có một quan điểm đúng đắn khi ông viết, "Là một sứ giả được Chúa sai phái mang sứ điệp đến cho Ni-ni-ve, Giô-na có thể làm điều gì tốt hơn là bị ném ra khỏi miệng của một con cá lớn trong sự hiện diện của các nhân chứng, nói trên bờ biển Phê-ni-xi, nơi mà thần cá là một đối tượng yêu thích của sự thờ phượng? Một sự việc như vậy chắc chắn sẽ khuấy động bản chất không kiên định của các nhà quan sát phương Đông, để dân chúng sẵn sàng đi theo sự hóa thân có vẻ mới của thần cá, tuyên bố câu chuyện về cuộc nổi dậy của mình từ biển, khi ông thực hiện nhiệm vụ của mình tại thành phố nơi mà thần cá là trọng tâm thờ phượng của nó" (H. Clay Trumbull, "Giô-na ở Ni-ni-ve", Journal of Biblical Literature, quyển 2, số 1, 1892, trang 56).
Một số học giả đã suy đoán rằng sự xuất hiện của Giô-na chắc chắn là màu trắng do tác động của các axit tiêu hóa của cá, sẽ giúp ích rất nhiều cho mục đích của anh ta. Nếu đúng như vậy, những người Ni-ni-ve sẽ chào đón một người đàn ông có da, tóc và quần áo bị tẩy trắng như một bóng ma – một người đàn ông đi cùng với một đám đông những người đi theo cuồng tín, nhiều người trong số họ tuyên bố đã chứng kiến ông bị mửa ra trên bờ biển bởi một con cá lớn (cộng với bất kỳ sự phóng đại đầy màu sắc nào mà họ có thể đã thêm vào).
Tin ấy đồn đến vua Ni-ni-ve, vua đứng dậy khỏi ngai, lột áo bào mình ra, quấn bao gai và ngồi trong tro.
Giô-na 3:6
Giô-na chỉ cần gây ra một sự khuấy động đủ để tự mình nhận được sự thừa nhận từ nhà vua, là người đã tin vào sứ điệp của Giô-na về sự hủy diệt sắp xảy ra cho chính mình, là người sẽ có quyền công bố một ngày toàn thành phố kiêng ăn và ăn năn. Theo tường thuật Kinh Thánh, đó chính xác là điều đã xảy ra (Giô-na 3:6-9). Vì vậy chúng ta thấy rằng, việc cho rằng Giô-na đã bị mửa ra trên bờ biển bởi một con cá lớn, sự ăn năn của Ni-ni-ve xảy ra từ một sự tiến triển rất hợp lý.
Đối với kinh nghiệm sống ở nước của Giô-na (đó là mấu chốt của câu chuyện), mặc dù không có bằng chứng lịch sử xác định rằng Giô-na đã từng bị một con cá nuốt và sống để nói về nó, nhưng có một số bằng chứng chứng thực khiêu khích. Vào thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên, một linh mục/sử gia người Ba-by-lôn có tên là Berosus đã viết về một sinh vật thần thoại tên là Oannes, là người mà theo lời Berosus, đã nổi lên từ biển để ban sự khôn ngoan thiêng liêng cho con người. Hầu hết các học giả xác định người cá bí ẩn này là một sự hóa thân của thần nước Ea người Ba-by-lôn (còn gọi là Enki). Điều kỳ lạ về sự miêu tả của Berosus là tên mà ông đã sử dụng: Oannes.
Bấy giờ, Đức Chúa Jêsus phán cùng người rằng: Hỡi Si-môn, con Giô-na, ngươi có phước đó; vì chẳng phải thịt và huyết tỏ cho ngươi biết điều nầy đâu, bèn là Cha ta ở trên trời vậy.
Ma-thi-ơ 16:17
Berosus đã viết bằng tiếng Hy Lạp trong thời kỳ Hy Lạp. Oannes chỉ là một chữ đơn lẻ được lấy ra từ tên Ioannes của Hy Lạp. Ioannes tình cờ là một trong hai tên Hy Lạp được sử dụng thay thế cho nhau xuyên suốt Tân Ứớc Hy Lạp để đại diện cho tên tiếng Hê-bơ-rơ Yonah (Giô-na), lần lượt xuất hiện là một biệt danh cho Yohanan (từ đó chúng ta có tên tiếng Anh là John). (Xem Giăng 1:42; 21:15 và Ma-thi-ơ 16:17). Ngược lại, cả Ioannes và Ionas (từ Hy Lạp khác cho Giô-na được sử dụng trong Tân Ước) được sử dụng thay thế cho nhau để đại diện cho tên Do Thái Yohanan trong bản Cựu Ước bằng tiếng Hy Lạp, đó là bản dịch tiếng Hy Lạp của Cựu Ước tiếng Hê-bơ-rơ. So sánh II Các vua 25:23 và I Sử ký 3:24 trong bản Cựu Ước bằng tiếng Hy Lạp với những đoạn đó từ Cựu Ước tiếng Hê-bơ-rơ.
Đối với việc thiếu chữ "I" trong Ioannes, theo giáo sư Trumbull, người tuyên bố đã xác nhận thông tin của mình với nhà nghiên cứu ngôn ngữ và văn minh A-xy-ri nổi tiếng tiến sĩ Herman V. Hilprecht trước khi viết bài viết của riêng mình về chủ đề này, "Trong chữ viết của người A-xi-ri chữ J của từ nước ngoài trở thành chữ I, hoặc biến mất hoàn toàn. Do đó, Joannes là đại diện Hy Lạp của Jona, sẽ xuất hiện ở A-xy-ri là Ioannes hoặc là Oannes"(Trumbull, như trên, trang 58).
Ni-ni-ve là thành phố của đế quốc A-xy-ri. Điều này về cơ bản có nghĩa là Berosus đã viết về một người cá tên là Giô-na đã nổi lên từ biển để mang sự khôn ngoan thiêng liêng đến cho con người – một sự chứng thực đáng chú ý về sự miêu tả của tiếng Hê-bơ-rơ.
Berosus tuyên bố đã dựa vào nguồn chính thức của người Ba-by-lôn cho thông tin của mình. Ni-ni-ve đã bị người Ba-by-lôn chinh phục dưới thời vua Nabopolassar vào năm 612 trước Công Nguyên, hơn 300 năm trước Berosus. Mặc dù suy đoán, nhưng hoàn toàn có thể hiểu được rằng sự ghi chép về thành công của Giô-na ở Ni-ni-ve được lưu giữ trong các tác phẩm Berosus. Nếu vậy thì có vẻ như Giô-na đã được tôn sùng và thần thoại hóa trong khoảng thời gian ba thế kỷ, trước hết là người A-xy-ri, là người chắc chắn đã liên tưởng ông với thần cá Đa-gôn của họ, và sau đó là người Ba-by-lôn, người có vẻ đã ghép ông với chính vị thần nước Ea của họ.
Ngoài sự miêu tả của Berosus, Giô-na còn xuất hiện ở những nơi khác trong sử ký của Y-sơ-ra-ên là vị tiên tri đã tiên đoán những thành công quân sự của Giê-rô-bô-am II chống lại Sy-ri vào thế kỷ thứ 8 trước Đấng Christ (II Các vua 14:25). Giô-na được cho là con trai của A-mi-tai (xem Giô-na 1:1) từ thị trấn Gát Hê-phe ở vùng thấp hơn Ga-li-lê. Flavius Josephus nhắc lại những chi tiết này trong sách Antiquities of the Jews của ông (chương 10, đoạn 2). Giô-na không phải là một nhân vật tưởng tượng được hư cấu để đóng vai một vị tiên tri không vâng lời, bị nuốt bởi một con cá. Ông là một phần của lịch sử tiên tri của Y-sơ-ra-ên.
Đối với thành Ni-ni-ve, nó được phát hiện lại vào thế kỷ 19 sau hơn 2.500 năm tối tăm. Bây giờ, nó được cho là thành phố lớn nhất trên thế giới vào thời điểm sụp đổ của nó (xem Four Thousand Years of Urban Growth: An Historical Census của Tertius Chandler). Theo ngài Austen Henry Layard, người đã ghi chép sự phát hiện lại của Ni-ni-ve trong tác phẩm kinh điển của ông Discoveries at Nineveh, chu vi của thành lớn Ni-ni-ve là "chính xác ba ngày đường", như được ghi trong Giô-na 3:3 (Austen Henry Layard. A Popular Account of Discoveries at Nineveh, J. C. Derby: New York, 1854, trang 314). Trước khi nó được phát hiện lại, những người hoài nghi chế giễu khả năng mà một thành phố lớn đến thế có thể tồn tại trong thế giới cổ đại. Trong thực tế, những người hoài nghi phủ nhận hoàn toàn sự tồn tại của Ni-ni-ve. Sự phát hiện lại nó vào giữa những năm 1800 đã chứng minh là một sự xác minh đáng chú ý cho Kinh Thánh, trong đó đề cập đến tên Ni-ni-ve 18 lần và dành toàn bộ hai cuốn sách (Giô-na và Na-hum) cho số phận của nó.
Thật thú vị khi chú ý đến nơi mà thành phố bị mất của Ni-ni-ve được phát hiện lại. Nó được tìm thấy bị chôn bên dưới một cặp gò đất trong vùng lân cận của Mosul ở Iraq ngày nay. Những gò đất này được gọi bằng tên địa phương của chúng, Kuyunjik và Nabi Yunus. Nabi Yunus tình cờ là tiếng Ả Rập cho "Tiên tri Giô-na". Thành phố bị mất của Ni-ni-ve được tìm thấy bị chôn vùi bên dưới một gò đất cổ được đặt tên theo Tiên tri Giô-na.
Đối với cá voi, Kinh Thánh không thực sự ghi rõ loại động vật biển đã nuốt Giô-na. Hầu hết mọi người cho rằng đó là một con cá nhà táng. Nó rất có thể là một con cá mập trắng. Cụm từ tiếng Hê-bơ-rơ được sử dụng trong Cựu Ước, gadowl dag, nghĩa đen là "con cá lớn". Từ Hy Lạp được sử dụng trong Tân Ước là këtos, đơn giản có nghĩa là "sinh vật biển". Có ít nhất hai loài sinh vật biển Địa Trung Hải được biết đến là có thể nuốt hết một con người. Đó là cá nhà táng và cá mập trắng. Cả hai sinh vật này đều được biết là lảng vảng kiếm mồi ở Địa Trung Hải và đã được các thủy thủ Địa Trung Hải biết đến từ thời cổ đại. Aristotle đã mô tả cả hai loài này trong quyển sách của ông Historia Animalium ở thế kỷ thứ 4 trước Công Nguyên.
Bây giờ chúng ta có ba trong số bốn diễn viên chính: Giô-na, Ni-ni-ve và cá ăn thịt người. Tất cả những gì còn lại là diễn viên chính thứ tư: Đức Chúa Trời. Những người hoài nghi chế giễu những phép lạ được mô tả trong sách Giô-na như thể không có cơ chế mà những sự kiện như vậy có thể từng xảy ra. Đó là thành kiến của họ. Tuy nhiên, chúng ta sẵn sàng tin là có một Đấng có khả năng điều khiển các hiện tượng tự nhiên theo những cách siêu nhiên như vậy. Chúng ta tin rằng Ngài là Đấng Tạo Hóa của cõi tự nhiên nên không bị hạn chế bởi nó. Chúng ta gọi Ngài là Đức Chúa Trời, và chúng ta tin rằng Ngài đã sai Giô-na đến Ni-ni-ve để khiến họ ăn năn.
Đức Chúa Trời đã làm cho chính mình Ngài được biết đến xuyên suốt lịch sử theo nhiều cách khác nhau, không phải ít nhất trong số đó là sự nhập thể của Ngài trong Con người của Chúa Giê-xu Christ. Chúa Giê-xu không chỉ cho chúng ta lý do để tin rằng có tồn tại một Đấng có thể thực hiện phép lạ, mà Ngài còn ban cho chúng ta mọi sự tự tin rằng những sự kiện như vậy đã xảy ra trong thực tế.
Chúa Giê-xu đã nói về sự thử thách của Giô-na là một sự kiện lịch sử có thật. Ngài đã sử dụng nó như một phép ẩn dụ về hình thái cho sự đóng đinh và phục sinh của chính Ngài, chính nó là một sự kiện kỳ diệu. Ma-thi-ơ đã trích dẫn lời Chúa Giê-xu nói: "Vì như Giô-na ở trong bụng cá lớn ba ngày ba đêm, cũng vậy, Con Người sẽ ở trong lòng đất ba ngày ba đêm. Trong ngày phán xét, người Ni-ni-ve sẽ trỗi dậy cùng thế hệ nầy và kết án nó, vì dân ấy đã nghe lời rao giảng của Giô-na và ăn năn, nhưng tại đây có một người còn cao trọng hơn Giô-na" (Ma-thi-ơ 12:40-41; so sánh Lu-ca 11:29-30, 32).
Bằng chứng là như vậy nhưng mà bất kỳ Cơ Đốc nhân nào cũng nên có niềm tin để tin và bất kỳ người hoài nghi nào cũng nên suy nghĩ kỹ trước khi gạt bỏ Giô-na như một câu chuyện cổ tích.
Có phải Giô-na thật sự bị một con cá nuốt không?
* Kinh Thánh Tham Khảo:
I Sa-mu-ên 5:1 - Dân Phi-li-tin lấy hòm của Đức Chúa Trời, đi từ Ê-bên-Ê-xe tới Aùch-đốt.
Giô-na 3:6 - Tin ấy đồn đến vua Ni-ni-ve, vua đứng dậy khỏi ngai, lột áo bào mình ra, quấn bao gai và ngồi trong tro.
Ma-thi-ơ 16:17 - Bấy giờ, Đức Chúa Jêsus phán cùng người rằng: Hỡi Si-môn, con Giô-na, ngươi có phước đó; vì chẳng phải thịt và huyết tỏ cho ngươi biết điều nầy đâu, bèn là Cha ta ở trên trời vậy.
Giô-na 1:1 - Có lời Đức Giê-hô-va phán cho Giô-na con trai A-mi-tai như vầy:
Giô-na 3:3 - Vậy Giô-na chờ dậy và đi đến Ni-ni-ve, theo lịnh của Đức Giê-hô-va. Vả, Ni-ni-ve là một thành rất lớn, đi mất ba ngày đường.
Lu-ca 11:29 - Khi dân chúng nhóm lại đông lắm, Đức Chúa Jêsus phán rằng: Dòng dõi nầy là dòng dõi độc ác; họ xin một dấu lạ, song sẽ không cho dấu lạ nào khác hơn dấu lạ của Giô-na.
* Bản Dịch theo GotQuestions
* Nếu bạn cảm thấy bản dịch này chưa đúng hoặc chưa phù hợp, xin hãy liên hệ và đóng góp bản dịch mới.
* Nếu bạn cảm thấy bản dịch này chưa đúng hoặc chưa phù hợp, xin hãy liên hệ và đóng góp bản dịch mới.
Nếu bạn thích trang này, xin hãy giúp chúng tôi chia sẽ cho bạn bè: