Thuộc tính của Đức Chúa Trời là gì? Đức Chúa Trời như thế nào?
Vậy, đang khi còn có lời hứa cho vào sự yên nghỉ Chúa, hãy lo sợ, kẻo trong chúng ta có ai bị trừ ra chăng.
Hê-bơ-rơ 4:1
Kinh Thánh, Lời của Đức Chúa Trời, nói cho chúng ta biết Ngài là gì và không phải là gì. Nếu không có thẩm quyền của Kinh Thánh, thì những nỗ lực nhằm giải thích thuộc tính của Đức Chúa Trời sẽ không hơn một quan điểm, mà thường dẫn đến sai trật, đặc biệt trong việc hiểu biết về Đức Chúa Trời (Gióp 42:7). Đức Chúa Trời. Khi nói chúng ta cần phải nỗ lực để tìm hiểu về thuộc tính của Đức Chúa Trời, thì thực tế vẫn chưa toát lên được tầm quan trọng của nó. Thật bại trong việc đó khiến chúng ta chấp nhận, theo đuổi, và thờ phượng thần sai lạc, nghịch với ý muốn của Đức Chúa Trời (Xuất Ai Cập Ký 20:3-5). (Xuất Ai Cập Ký 20:3-5) Chỉ những điều mà Đức Chúa Trời lựa chọn để bày tỏ về chính Ngài thì chúng ta mới có thể biết được. Một trong những thuộc tính của Đức Chúa Trời là “sự sáng” nghĩa là chính Ngài tự mặc khải những thông tin về Ngài.(Ê-sai 60:19; Gia-cơ 1:17) Chúng ta không thể phớt lờ lẽ thật mà Đức Chúa Trời đã mặc khải những kiến thức về chính Ngài (Hê-bơ-rơ 4:1). Tạo hóa, Kinh Thánh, và Ngôi Lời trở nên xác thịt (Chúa Giê-xu Christ) giúp chúng ta biết Đức Chúa Trời như thế nào?
Vì điều chi có thể biết được về Đức Chúa Trời thì đã trình bày ra cho họ, Đức Chúa Trời đã tỏ điều đó cho họ rồi,
Rô-ma 1:19
Hãy bắt đầu bằng sự tìm hiểu Đức Chúa Trời là Đấng Tạo hóa và chúng ta là một phần trong sự tạo dựng của Ngài. ( Sáng Thế Ký 1:1; Thi Thiên 24:1) Đức Chúa Trời phán rằng con người được tạo nên giống như hình ảnh của Ngài. Con người cao trọng hơn các tạo vật khác và được ban quyền cai trị trên muôn loài vạn vật (Sáng Thế Ký 1:26-28) Tạo vật đã bị hư hoại bởi sự sa ngã, nhưng vẫn cho chúng ta thấy được một phần công việc của Ngài (Sáng Thế Ký 3:17-18; Rô-ma 1:19-20) Nhờ xem thấy sự vĩ đại, phức tạp, vẻ đẹp và trật tự của tạo vật mà chúng ta cảm nhận được sự tuyệt vời của Đức Chúa Trời.
Xin hãy xem qua một số danh xưng của Đức Chúa Trời để giúp chúng ta biết Đức Chúa Trời như thế nào?
Những danh xưng như sau:
- Ê-lô-him: Thần mạnh mẽ (Sáng Thế Ký 1:1)
- A-đô-nai: Cứu Chúa, như là một vị chủ trong mối quan hệ với đầy tớ. (Xuất Ai Cập Ký 4:10,13).
- Ên-ê-ly-ôn: Thần cao nhất, mạnh nhất ( Sáng Thế Ký 14:20)
- Ên-roi: Thần mạnh chưa từng thấy ( Sáng Thế Ký 16:13)
- Ên-sa-đai: Đức Chúa Trời quyền năng (Sáng Thế Ký 17:1)
Ngươi không biết sao, không nghe sao? Đức Chúa Trời hằng sống, là Đức Giê-hô-va, là Đấng đã dựng nên các đầu cùng đất, chẳng mỏi chẳng mệt; sự khôn ngoan Ngài không thể dò.
Ê-sai 40:28
- Ên-ô-lam: Đức Chúa Trời đời đời (Ê-sai 40:28)
- Chúa Gia-vê: Đấng “TA LÀ”, Nghĩa là Đấng Tự Hữu (Xuất Ai Cập Ký 3:13,14)
Đức Chúa Trời là vĩnh cữu, nghĩa là không có điểm bắt đầu và sự hiện hữu của Ngài không bao giờ chấm dứt. Ngài là Đấng bất tử, vô hạn (Phục truyền luật lệ ký 33:27; Thi Thiên 90:2; I Ti-mô-thê 1:17). Đức Chúa Trời không hề thay đổi, nghĩa là Ngài vẫn y nguyên, điều này nghĩa là Đức Chúa Trời hoàn toàn đáng tin cậy (Ma-la-chi 3:6; Dân Số Ký 23:19; Thi Thiên 102:26, 27). Đức Chúa Trời độc nhất vô nhị, nghĩa là không có ai giống như Ngài trong cả công việc và bản thể. Ngài là Đấng hoàn toàn (II Sa-mu-ên 7:22; Thi Thiên 86:8 Ê-sai 40:25; Ma-thi-ơ 5:48). Đức Chúa Trời không thể lĩnh hội, không thể thấu hiểu, không thể dò xét được, là không với tới được, không thể tìm được, và không thể hiểu về Ngài một cách trọn vẹn được (Ê-sai 40:28; Thi Thiên 145:3; Rô-ma 11:33,34).
Đức Chúa Trời công chính nghĩa là Ngài đối xử mọi người như nhau, không thiên vị (Phục truyền luật lệ ký 32:4; Thi Thiên 18:30). Đức Chúa Trời toàn năng nghĩa là Ngài có tất cả quyền năng để làm mọi điều theo như ý muốn của Ngài, nhưng những hành động của Ngài luôn luôn phù hợp với bản chất của Ngài ( Khải Huyền 19:6; Giê-rê-mi 32:17,27). Đức Chúa Trời toàn tại nghĩa là Ngài luôn hiện diện khắp nơi, điều này không có nghĩa là Đức Chúa Trời là vạn vật (Thi Thiên 139:7-13; Giê-rê-mi 23:23). Đức Chúa Trời toàn tri nghĩa là Ngài biết từ quá khứ, hiện tại đến tương lai, ngay cả những ý nghĩ của chúng ta trong mỗi khoảnh khắc. Bởi vì Ngài biết mọi điều nên sự phán xét của Ngài luôn luôn được thực hiện cách công bằng ( Thi Thiên 139:1-5; Châm Ngôn 5:21).
Đức Chúa Trời duy nhất, không chỉ có nghĩa là không có ai khác ngoài Ngài, nhưng còn có nghĩa là Đấng duy nhất có thể đáp ứng được những nhu cầu và sự khao khát tận nơi đáy lòng chúng ta. Đấng duy nhất xứng đáng cho sự thờ phượng và tận tâm của chúng ta. (Phục truyền luật lệ ký 6:4). Đức Chúa Trời công bình nghĩa là Đức Chúa Trời không bỏ qua những việc sai quấy. Vì sự công bình và công lý mà Đức Chúa Giê-xu phải chịu đựng cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời vì tội lỗi của chúng ta, để chúng ta được tha thứ tội lỗi (Xuất Ai Cập Ký 9:27; Ma-thi-ơ 27:45-46; Rô-ma 3:21-26).
Đức Chúa Trời cầm quyền tể trị, nghĩa là Ngài cực đại. Tất cả những tạo vật hợp lại cũng không thể ngăn trở được mục đích của Ngài, (Thi Thiên 93:1; 95:3; Giê-rê-mi 23:20). Đức Chúa Trời thần linh, nghĩa là không thể thấy được Ngài (Giăng 1:18; 4:24). Đức Chúa Trời là Ba ngôi, nghĩa là Ba ngôi hiệp, cùng một thể yếu, tương đương về quyền năng và vinh hiển. Đức Chúa Trời là chân thật, nghĩa là Ngài luôn luôn liêm khiết và không thể nói dối (Thi Thiên 117:2; 1 Sa-mu-ên 15:29).
Đức Chúa Trời thánh khiết, nghĩa là Ngài tách biệt khỏi mọi ô uế về đạo đức và thù ghét với những điều ấy. Đức Chúa Trời nhìn thấy tất cả những điều tội ác và nó khiên Ngài nổi giận. Đức Chúa Trời được ví sánh là ngọn lửa hay thiêu đốt (Ê-sai 6:3; Ha-ba-cúc 1:13; Xuất Ai Cập Ký 3:2,4,5; Hê-bơ-rơ 12:29). Đức Chúa Trời nhân từ, điều này bao gồm sự khoan dung, thương xót, lòng tốt, yêu thương. Nếu như không bởi ân điển của Đức Chúa Trời, thì sự thánh khiết của Ngài sẽ loại chúng ta khỏi sự hiện diện của Ngài. Thật tạ ơn Chúa, chúng ta không rơi vào trường hợp như vậy, vì Ngài mong muốn được biết chúng ta một cách cá nhân (Xuất Ai Cập Ký 34:6; Thi Thiên 31:19; I Phi-e-rơ 1:3; Giăng 3:16; Giăng 17:3).
Vì Đức Chúa Trời là hữu thể vô tận, không một con người nào có thể trả lời được một cách trọn vẹn những câu hỏi về Ngài, nhưng bởi Lời của Chúa, chúng ta có thể thông hiểu được nhiều điều về bản thể và bản chất của Ngài. Nguyện xin chúng ta luôn sốt sắng để tăng trưởng sự hiểu biết về Ngài (Gieremi 29:13).
Thuộc tính của Đức Chúa Trời là gì? Đức Chúa Trời như thế nào?
* Kinh Thánh Tham Khảo:
Hê-bơ-rơ 4:1 - Vậy, đang khi còn có lời hứa cho vào sự yên nghỉ Chúa, hãy lo sợ, kẻo trong chúng ta có ai bị trừ ra chăng.
Rô-ma 1:19 - Vì điều chi có thể biết được về Đức Chúa Trời thì đã trình bày ra cho họ, Đức Chúa Trời đã tỏ điều đó cho họ rồi,
Ê-sai 40:28 - Ngươi không biết sao, không nghe sao? Đức Chúa Trời hằng sống, là Đức Giê-hô-va, là Đấng đã dựng nên các đầu cùng đất, chẳng mỏi chẳng mệt; sự khôn ngoan Ngài không thể dò.
Rô-ma 11:33 - Oâi! sâu nhiệm thay là sự giàu có, khôn ngoan và thông biết của Đức Chúa Trời! Sự phán xét của Ngài nào ai thấu được, đường nẻo của Ngài nào ai hiểu được!
Giê-rê-mi 23:23 - Đức Giê-hô-va phán: Ta có phải là Đức Chúa Trời ở gần mà không phải là Đức Chúa Trời ở xa sao?
Rô-ma 3:21 - Nhưng hiện bây giờ, sự công bình của Đức Chúa Trời, mà luật pháp và các đấng tiên tri đều làm chứng cho, đã bày tỏ ra ngoài luật pháp:
I Sa-mu-ên 15:29 - Vả lại, Đấng phù hộ Y-sơ-ra-ên chẳng nói dối, và không ăn năn; vì Đấng ấy chẳng phải loài người mà ăn năn!
Giăng 17:3 - Vả, sự sống đời đời là nhìn biết Cha, tức là Đức Chúa Trời có một và thật, cùng Jêsus Christ, là Đấng Cha đã sai đến.
* Bản Dịch theo GotQuestions
* Nếu bạn cảm thấy bản dịch này chưa đúng hoặc chưa phù hợp, xin hãy liên hệ và đóng góp bản dịch mới.
* Nếu bạn cảm thấy bản dịch này chưa đúng hoặc chưa phù hợp, xin hãy liên hệ và đóng góp bản dịch mới.
Nếu bạn thích trang này, xin hãy giúp chúng tôi chia sẽ cho bạn bè: