Vai trò của Y-sơ-ra-ên vào thời kỳ cuối cùng là gì?
Mỗi lần có xung đột trong hoặc xung quanh nước Y-sơ-ra-ên, nhiều người xem đó như một dấu hiệu của thời kỳ cuối cùng đang đến nhanh. Vấn đề ở đây là sau cùng chúng ta có thể mệt mỏi cho cuộc xung đột ở Y-sơ-ra-ên, nhiều đến nỗi khi những sự kiện thật và đã được nói tiên tri xuất hiện, chúng ta sẽ không nhận ra. Xung đột ở Y-sơ-ra-ên không nhất thiết là dấu hiệu của thời kỳ cuối cùng.
Khi hay được việc này, hết thảy các vua ở bên này sông Giô-đanh, hoặc ở trong núi, dưới đồng bằng, hay là dọc bãi biển lớn đối ngang Li-ban, tức là các vua dân Hê-tít, dân A-mô-rít, dân Ca-na-an, dân Phê-rê-sít, dân Hê-vít, và dân Giê-bu-sít,
Giô-suê 9:1
Hễ khi nào quốc gia Y-sơ-ra-ên tồn tại thì xung đột ở Y-sơ-ra-ên là điều thực tế. Quốc gia Y-sơ-ra-ên luôn luôn bị ngược đãi bởi những nước láng giềng như là Ai Cập (Xuất Ai Cập Ký 3-14, A-mê-léc (Xuất 17), Mê-đi-an (Các Quan Xét 6:1-7), Mô-áp (Dân Số 22:4-6), Am-môn (2 Sử Kỷ 22:10-11), A-mô-rít (Giô-suê 9:1-2), Phi-li-tin (Giô-suê 13-14), A-sy-ri (2 Vua 15-19), Ba-by-lôn (2 Vua 24-25), Ba-tư hay La-mã. Tại sao vậy? Theo Kinh Thánh, ấy là vì Đức Chúa Trời có một kế hoạch đặc biệt cho quốc gia Y-sơ-ra-ên, còn Sa-tan thì muốn đánh bại kế hoạch đó. Sự hận thù do ảnh hưởng của Sa-tan đối với Y-sơ-ra-ên - và đặc biệt là đối với Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên - là lý do các nước láng giềng của Y-sơ-ra-ên luôn muốn thấy Y-sơ-ra-ên bị tiêu diệt. Cho dù đó là Sennacherib, vua của xứ A-sy-ri; Haman, quan chức của Ba-tư; Hitler, lãnh đạo của Đức quốc xã; hay Ahmadinejad, là Tổng thống Iran, những sự cố gắng để tiêu diệt hoàn toàn Y-sơ-ra-ên sẽ luôn luôn thất bại. Những kẻ bức hại của Y-sơ-ra-ên sẽ đến và đi, nhưng sự bức hại sẽ vẫn còn tiếp diễn cho đến khi Đấng Christ trở lại lần thứ hai. Vì thế mà cuộc xung đột ở Y-sơ-ra-ên không phải là một chỉ báo đáng tin cậy về sự sớm xuất hiện của thời kỳ cuối cùng.
Khốn thay! Ngày đó thật lớn, đến nỗi chẳng hề có ngày nào giống như vậy. Aáy là kỳ tai hại của Gia-cốp! Nhưng nó sẽ được cứu thoát khỏi sự ấy.
Giê-rê-mi 30:7
Tuy nhiên, Kinh Thánh nói rằng trong thời kỳ cuối cùng sẽ có xung đột khủng khiếp ở Y-sơ-ra-ên. Đó là lý do tại sao khoảng thời gian này được biết đến như là sự Hoạn Nạn, cơn Đại Nạn (Ma-thi-ơ 24:21), và "thời kỳ hoạn nạn cho Gia-cốp" (Giê-rê-mi 30:7). Đây là điều Kinh Thánh nói về Y-sơ-ra-ên trong thời kỳ cuối cùng:
Chúa Giê-hô-va phán như vầy: Nầy, chính ta, tức là ta, sẽ kiếm chiên ta, ta sẽ tìm nó ra.
Ê-xê-chi-ên 34:11
Sẽ có một số đông người Do-thái trở về đất nước Y-sơ-ra-ên (Phục truyền Luật lệ Ký 30:3-4, Ê-sai 11:12; 43:6, Ê-xê-chi-ên 34:11-13, 36:24, 37:1-14).
Kẻ Chống Đấng Christ (Anti-Christ) sẽ lập một giao ước "hòa bình" 7 năm với Y-sơ-ra-ên (Ê-sai 28:18, Đa-ni-ên 9:27).
Đền thờ sẽ được xây dựng lại tại Giê-ru-sa-lem (Đa-ni-ên 9:27, Ma-thi-ơ 24:15, 2 Tê-sa-lô-ni-ca 2:3-4, Khải huyền 11:1).
Kẻ Chống Christ sẽ phá vỡ giao ước của mình với Y-sơ-ra-ên, và kết quả là Y-sơ-ra-ên sẽ bị bức hại trên khắp thế giới (Đa-ni-ên 9:27; 12:1, 11; Xa-cha-ri 11:16, Ma-thi-ơ 24:15, 21; Khải huyền 12:13). Y-sơ-ra-ên sẽ bị xâm chiếm (Ê-xê-chi-ên chương 38-39).
Cuối cùng Y-sơ-ra-ên sẽ nhận ra Chúa Jesus là Đấng Mê-si của họ (Xa-cha-ri 12:10). Y-sơ-ra-ên sẽ được tái khôi phục, được tu bổ, và tập hợp lại (Giê-rê-mi 33: 8; Ê-xê-chi-ên 11:17; Rô-ma 11:26).
Ngày nay tại Y-sơ-ra- ên có rất nhiều sự bất ổn. Y-sơ-ra-ên bị ngược đãi, bị bao vây bởi các quân thù - Syria, Lebanon, Jordan, Ả-rập Sau-đi, Iran, Hamas, Hồi giáo Jihad, Hezbollah, vv… Nhưng sự căm thù và ngược đãi này đối với dân Y-sơ-ra-ên chỉ là dấu chỉ của những gì sẽ xảy ra vào thời kỳ cuối cùng: (Ma-thi-ơ 24:15-21). Lần ngược đãi gần đây nhất bắt đầu khi Y-sơ-ra-ên được tái thiết lập như một quốc gia vào năm 1948. Nhiều học giả tiên tri trong Kinh Thánh tin rằng cuộc chiến tranh Ả-rập-Y-sơ-ra-ên trong sáu ngày vào năm 1967 là "khởi đầu của sự kết thúc." Có thể nào những gì đang xảy ra ở Y-sơ-ra-ên hôm nay cho thấy rằng sự cuối cùng gần đến? Vâng. Vậy nó có nghĩa là sự cuối cùng gần đến không? Không. Chính Chúa Jêsus đã nói điều đó cách tốt nhất, “Hãy coi chừng, để không ai dẫn các ngươi đi lạc… Các ngươi sẽ nghe nói về chiến tranh và tin đồn về chiến tranh. Hãy coi chừng, đừng bối rối, vì những điều ấy phải xảy đến, nhưng chưa là cuối cùng đâu” (Ma-thi-ơ 24:4-6).
Vai trò của Y-sơ-ra-ên vào thời kỳ cuối cùng là gì?
* Kinh Thánh Tham Khảo:
Giô-suê 9:1 - Khi hay được việc này, hết thảy các vua ở bên này sông Giô-đanh, hoặc ở trong núi, dưới đồng bằng, hay là dọc bãi biển lớn đối ngang Li-ban, tức là các vua dân Hê-tít, dân A-mô-rít, dân Ca-na-an, dân Phê-rê-sít, dân Hê-vít, và dân Giê-bu-sít,
Giê-rê-mi 30:7 - Khốn thay! Ngày đó thật lớn, đến nỗi chẳng hề có ngày nào giống như vậy. Aáy là kỳ tai hại của Gia-cốp! Nhưng nó sẽ được cứu thoát khỏi sự ấy.
Ê-xê-chi-ên 34:11 - Chúa Giê-hô-va phán như vầy: Nầy, chính ta, tức là ta, sẽ kiếm chiên ta, ta sẽ tìm nó ra.
Đa-ni-ên 9:27 - Người sẽ lập giao ước vững bền với nhiều người trong một tuần lễ, và đến giữ tuần ấy, người sẽ khiến của lễ và của lễ chay dứt đi. Kẻ hủy phá sẽ đến bởi cánh gớm ghiếc, và sẽ có sự giận dữ đổ trên nơi bị hoang vu, cho đến kỳ sau rốt, là kỳ đã định.
II Tê-sa-lô-ni-ca 2:3 - Mặc ai dùng cách nào, cũng đừng để họ lừa dối mình. Vì phải có sự bỏ đạo đến trước, và có người tội ác, con của sự hư mất hiện ra,
Ma-thi-ơ 24:15 - Khi các ngươi sẽ thấy sự gớm ghiếc tàn nát lập ra trong nơi thánh, mà đấng tiên tri Đa-ni-ên đã nói (ai đọc phải để ý),
Rô-ma 11:26 - vậy thì cả dân Y-sơ-ra-ên sẽ được cứu, như có chép rằng: Đấng Giải cứu sẽ đến từ Si-ôn, Cất sự vô đạo ra khỏi Gia-cốp;
Ma-thi-ơ 24:4 - Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Hãy giữ, kẻo có kẻ dỗ dành các ngươi.
* Bản Dịch theo GotQuestions
* Nếu bạn cảm thấy bản dịch này chưa đúng hoặc chưa phù hợp, xin hãy liên hệ và đóng góp bản dịch mới.
* Nếu bạn cảm thấy bản dịch này chưa đúng hoặc chưa phù hợp, xin hãy liên hệ và đóng góp bản dịch mới.
Nếu bạn thích trang này, xin hãy giúp chúng tôi chia sẽ cho bạn bè: