Có bất cứ phương diện nào của lời tiên tri về thời cuối cùng đã và đang được ứng nghiệm chưa?
Khải Huyền 4:1 giới thiệu một phần của Kinh Thánh nói chi tiết về “những điều phải xảy ra sau đó.” Những gì theo sau đó là những lời tiên tri về “thời kỳ cuối cùng”. Chúng ta chưa bàn đến cơn đại nạn, sự mặc khải về Antichrist, hay các sự kiện về “thời kỳ cuối cùng” khác. Cái chúng ta đang xem xét là một “sự chuẩn bị” cho những sự kiện đó.
Vì nhiều người sẽ mạo danh ta đến mà nói rằng: Ta là Đấng Christ; và sẽ dỗ dành nhiều người.
Ma-thi-ơ 24:5
Chúa Giê-xu đã phán rằng những ngày cuối cùng sẽ được đi trước bởi một vài điều: nhiều Christ giả sẽ đến, lừa dối nhiều người; chúng ta sẽ “nghe về chiến tranh và các tin đồn về chiến tranh”; và sẽ có thêm lên nhiều “sự đói kém, bệnh dịch, và động đất, ở nhiều nơi khác nhau. Tất cả những sự này chỉ là bắt đầu của những đau buồn” (Ma-thi-ơ 24:5-8). Tin tức ngày nay chứa đầy những tôn giáo sai lạc, chiến tranh, và thiên tai. Chúng ta biết rằng các sự kiện của thời kỳ đại nạn sẽ bao gồm tất cả những gì Chúa Giê-xu đã tiên đoán (Khải Huyền 6:1-8); những sự kiện đương thời dường như là một sự tích tụ cho tai họa lớn hơn sắp đến.
Hãy biết rằng trong ngày sau rốt, sẽ có những thời k" khó khăn.
II Ti-mô-thê 3:1
Phao-lô đã cảnh báo rằng những ngày cuối cùng sẽ đem đến một sự gia tăng đáng kể trong sự giảng dạy sai lạc. “Trong đời sau rốt, có mấy kẻ sẽ bội đạo mà theo các thần lừa dối, và đạo lý của quỉ dữ” (1 Ti-mô-thê 4:1). Những ngày cuối cùng được mô tả là “thời kỳ nguy hiểm” bởi vì tính ác ngày càng gia tăng của con người và bởi vì những người tích cực “chống đối lẽ thật” (2 Ti-mô-thê 3:8; cũng hãy xem 2 Tê-sa-lô-ni-ca 2:3). Danh sách những điều mà con người sẽ là trong thời kỳ cuối cùng - tư kỷ, tham tiền, khoe khoang, xấc xược, hay nói xấu, nghịch cha mẹ, vô ơn, không tin kính, vô tình, khó hòa thuận, hay phao vu, không tiết độ, dữ tợn, thù người lành, lường thầy phản bạn, hay nóng giận, lên mình kiêu ngạo, ưa thích lạc thú hơn là yêu mến Đức Chúa Trời, bề ngoài giữ điều nhơn đức, nhưng chối bỏ quyền phép của nhơn đức đó (2 Ti-mô-thê 3:1-5) dường như thích hợp với thời hiện đại của chúng ta một cách chính xác.
Có thể có bất cứ nghi ngờ gì rằng những lời tiên tri liên quan đến sự bội đạo sẽ được ứng nghiệm hay không? Thế giới ở thế kỷ 21 của chúng ta đã và đang ôm ấp lấy chủ nghĩa tương đối về đạo đức, một triết lý đang làm suy đồi thậm chí cả hội thánh. Lấy ví dụ, nhiều hệ phái đang có một thời kỳ khó khăn trong việc định nghĩa hôn nhân là giữa một người nam và một người nữ, và nhiều nhà lãnh đạo tôn giáo ngày nay đang ủng hộ công khai đồng tính luyến ái. Kinh Thánh đã và đang trở nên thứ yếu trong sự truy tìm một “lẽ thật” lôi cuốn hơn của giáo hội hiện đại. Những điều này quả thật là “thời nguy hiểm” về mặt thuộc linh.
Ta cũng muốn biết lẽ thật về mười cái sừng ở trên đầu nó, và về cái sừng khác mọc lên, và trước mặt nó ba sừng kia đã bị rơi xuống, sừng nầy có những mắt và miệng nói những lời xấc xược, và hình dạng nó mạnh bạo hơn những sừng khác.
Đa-ni-ên 7:20
Sự hình thành của Liên Hiệp Âu Châu - và thực tế rằng chúng ta có một nước Đức được tái hợp nhất - là rất thú vị trong ánh sáng của sự tiên tri theo Kinh Thánh. Theo nhiều học giả Kinh Thánh, “Mười ngón chân” của Đa-ni-ên 2:42 và các con thú có mười sừng của Đa-ni-ên 7:20 và Khải Huyền 13:1 là những ám chỉ đến một Đế Chế La Mã “được hồi sinh” sẽ nắm giữ quyền lực trước khi Đấng Christ trở lại. Mặc dầu cấu trúc chính trị chính xác đó chưa được thành hình, nhưng các mảnh rời rạc có thể được thấy là đang xếp vào chỗ của nó.
Trong năm 1948, Y-sơ-ra-ên đã được công nhận là một nhà nước có chủ quyền, và điều này cũng có những ngụ ý đối với một người học hỏi Kinh Thánh. Đức Chúa Trời đã hứa với Áp-ra-ham rằng hậu tự của người sẽ có đất Ca-na-an làm “sản nghiệp đời đời” (Sáng Thế Ký 17:8), và Ê-xê-chi-ên đã tiên tri về sự hồi sinh về mặt vật lý và thuộc linh của Y-sơ-ra-ên (Ê-xê-chi-ên 37). Có Y-sơ-ra-ên là một quốc gia trên chính lãnh thổ của nó là quan trọng trong ánh sáng về lời tiên tri về thời kỳ cuối cùng, bởi vì sự nổi bật của Y-sơ-ra-ên trong Mạt thế học (Lai Thế Học) (Đa-ni-ên 10:14; Khải Huyền 11:8).
Trong khi không có bằng chứng theo Kinh Thánh nào cho thấy rằng những điều được đề cập ở trên là sự ứng nghiệm của những lời tiên tri về thời kỳ cuối cùng cụ thể, chúng ta có thể thấy bao nhiêu phần trong những sự kiện này là tương tự với những điều Kinh Thánh mô tả. Trong bất cứ trường hợp nào, chúng ta phải canh chừng những dấu hiệu này bởi vì Chúa Giê-xu đã phán bảo cho chúng ta biết rằng ngày của Chúa - sự trở lại của Ngài cho chính Ngài - sẽ đến như một kẻ trộm trong ban đêm (Ma-thi-ơ 24:43; Lu-ca 12:39; 2 Phi-e-rơ 3:10; so sánh 1 Te-sa-lô-ni-ca 5:1-2), bất ngờ và không được báo trước. “Vậy, hãy tỉnh thức luôn và cầu nguyện, để các ngươi được tránh khỏi các tại nạn sẽ xảy ra, và đứng trước mặt Con người.” (Lu-ca 21:36).
Có bất cứ phương diện nào của lời tiên tri về thời cuối cùng đã và đang được ứng nghiệm chưa?
* Kinh Thánh Tham Khảo:
Ma-thi-ơ 24:5 - Vì nhiều người sẽ mạo danh ta đến mà nói rằng: Ta là Đấng Christ; và sẽ dỗ dành nhiều người.
II Ti-mô-thê 3:1 - Hãy biết rằng trong ngày sau rốt, sẽ có những thời k" khó khăn.
Đa-ni-ên 7:20 - Ta cũng muốn biết lẽ thật về mười cái sừng ở trên đầu nó, và về cái sừng khác mọc lên, và trước mặt nó ba sừng kia đã bị rơi xuống, sừng nầy có những mắt và miệng nói những lời xấc xược, và hình dạng nó mạnh bạo hơn những sừng khác.
Đa-ni-ên 10:14 - Bây giờ ta đến để bảo ngươi hiểu sự sẽ xảy đến cho dân ngươi trong những ngày sau rốt; vì sự hiện thấy nầy chỉ về nhiều ngày lâu về sau.
Lu-ca 21:36 - Vậy, hãy tỉnh thức luôn và cầu nguyện, để các ngươi được tránh khỏi các tai nạn sẽ xảy ra, và đứng trước mặt Con người.
* Bản Dịch theo GotQuestions
* Nếu bạn cảm thấy bản dịch này chưa đúng hoặc chưa phù hợp, xin hãy liên hệ và đóng góp bản dịch mới.
* Nếu bạn cảm thấy bản dịch này chưa đúng hoặc chưa phù hợp, xin hãy liên hệ và đóng góp bản dịch mới.
Nếu bạn thích trang này, xin hãy giúp chúng tôi chia sẽ cho bạn bè: