Tự cáo về tội lỗi là gì?
Vậy, môn đồ nói rằng: Ngài nói: ỗt lâu, là nghĩa gì? Chúng ta không hiểu Ngài nói về việc chi.
Giăng 16:18
Kinh Thánh dạy cho chúng ta biết rằng Đức Thánh Linh sẽ khiến thế gian tự cáo về tội lỗi (Giăng 16:18). Để giúp chúng ta hiểu sự tự cáo về tội lỗi, chúng ta có thể xem xét không phải tự cáo về tội lỗi là điều gì. Trước hết, nó không đơn giản là cảm thấy cắn rứt lương tâm hay thậm chí cảm thấy xấu hổ về tội lỗi của mình. Những cảm giác như vậy được trải nghiệm một cách tự nhiên với hầu hết mọi người. Nhưng đó không phải là ý nghĩa thực sự của sự tự cáo về tội lỗi (sự nhận thức về tội lỗi).
Thứ hai, tự cáo về tội lỗi (sự nhận thức về tội lỗi) không phải là một cảm giác run sợ hay một điềm báo trước sự trừng phạt của Đức Chúa Trời. Những cảm giác này cũng thường được trải nghiệm trong lòng và tâm trí của tội nhân. Nhưng, một lần nữa, sự tự cáo về tội lỗi là một điều gì đó rất khác.
Vì tiền công của tội lỗi là sự chết; nhưng sự ban cho của Đức Chúa Trời là sự sống đời đời trong Đức Chúa Jêsus Christ, Chúa chúng ta.
Rô-ma 6:23
Thứ ba, tự cáo về tội lỗi không đơn giản chỉ là việc nhận thức được điều đúng hay sai; nó không phải là sự đồng ý với lời dạy của Kinh Thánh về tội lỗi. Nhiều người đọc Kinh Thánh và hoàn toàn nhận thức được rằng tiền công của tội lỗi là sự chết (Rô-ma 6:23). Họ có thể biết rằng: “kẻ gian dâm, ô uế, tham lam…, không một kẻ nào được dự phần kế nghiệp của nước Đấng Christ và Đức Chúa Trời.” Họ có thể cũng đồng ý rằng “kẻ ác bị xô xuống Âm phủ, và các dân quên Đức Chúa Trời cũng vậy” (Thi Thiên 9:17). Song, tất cả những gì họ biết chỉ là kiến thức, họ vẫn tiếp tục sống trong tội lỗi. Họ hiểu biết hết về hậu quả của tội lỗi, nhưng họ vẫn còn cách xa sự tự cáo về tội lỗi của mình.
Sự thật là, nếu chúng ta không cảm thấy gì hơn là lương tâm đau đớn, lo lắng khi nghĩ đến sự phán xét, hoặc nhận thức trừu tượng về địa ngục, thì chúng ta chưa bao giờ thực sự biết về sự tự cáo của tội lỗi. Vậy, sự tự cáo tội lỗi mà Kinh Thánh nói đến là gì?
Từ tự cáo được dịch từ elencho trong tiếng Hy Lạp, có nghĩa là “thuyết phục ai đó về sự thật; để phản bác; buộc tội, bác bỏ hoặc kiểm tra chéo một nhân chứng.” Đức Thánh Linh đóng vai trò như một luật sư công tố vạch trần cái ác, khiển trách những kẻ bất lương và thuyết phục mọi người rằng họ cần một Đấng Cứu Rỗi.
Bấy giờ tôi nói: Khốn nạn cho tôi! Xong đời tôi rồi! Vì tôi là người có môi dơ dáy, ở giữa một dân có môi dơ dáy, bởi mắt tôi đã thấy Vua, tức là Đức Giê-hô-va vạn quân!
Ê-sai 6:5
Tự cáo là cảm nhận (nhận thức) được sự ghê tởm tuyệt đối của tội lỗi. Điều này xảy ra khi chúng ta nhìn thấy vẻ đẹp của Đức Chúa Trời, sự tinh sạch và thánh khiết của Ngài, và khi chúng ta nhận ra rằng tội lỗi không thể ở cùng Ngài (Thi thiên 5:4). Khi Ê-sai đứng trước mặt Đức Chúa Trời, ông lập tức bị choáng ngợp bởi tội lỗi của mình: “Khốn nạn cho tôi! . . . Xong đời tôi rồi! Vì tôi là người có môi dơ dáy. . . bởi mắt tôi đã thấy Vua, tức là Đức Giê-hô-va vạn quân”(Ê-sai 6:5).
Tự cáo về tội lỗi là trải nghiệm sự kinh tởm của tội lỗi. Thái độ của chúng ta đối với tội lỗi giống thái độ của Giô-sép, khi ông chạy trốn khỏi sự cám dỗ, và la lên rằng: "Thế nào tôi dám làm điều đại ác dường ấy, mà phạm tội cùng Đức Chúa Trời sao?" (Sáng-thế Ký 39:9).
Chúng ta bị tự cáo về tội lỗi khi chúng ta lưu tâm đến việc tội lỗi của chúng ta làm ô danh Đức Chúa Trời đến mức nào. Lúc Đa-vít được Đức Thánh Linh tự cáo về tội lỗi, ông đã kêu lên rằng: “Tôi đã phạm tội cùng Chúa, chỉ cùng một mình Chúa thôi, và làm điều ác trước mặt Chúa;” (Thi 51: 4). Đa-vít nhìn thấy trước hết tội lỗi của mình như một sự sỉ nhục đối với Đức Chúa Trời thánh khiết.
Chúng ta tự cáo về tội là lúc chúng ta ý thức sâu sắc về cơn thịnh nộ để vạch trần trong con người chúng ta (Rô-ma 1:18; Rô-ma 2:5). Khi viên cai ngục Phi-líp gieo mình dưới chân các sứ đồ và kêu lên: "Các chúa ơi, tôi phải làm chi cho được cứu rỗi?" ông đã bị tự cáo về tội lỗi (Công vụ 16:30). Ông biết chắc chắn rằng, nếu không có Chúa Cứu Thế, ông sẽ chết.
Khi Đức Thánh Linh tự cáo con người về tội lỗi của họ, thì Ngài bày tỏ sự phán xét công bình của Đức Chúa Trời (Hê-bơ-rơ 4:12). Không có kháng cáo nào cho phán quyết này. Đức Thánh Linh không chỉ kết án con người tội lỗi, mà Ngài còn khiến họ ăn năn (Công vụ 17:30; Lu-ca 13:5). Đức Thánh Linh làm sáng tỏ mối liên hệ của chúng ta với Đức Chúa Trời. Quyền năng về sự tự cáo của Đức Thánh Linh mở mắt chúng ta để chúng ta nhận thấy tội lỗi của mình và mở rộng tấm lòng chúng ta để đón nhận ân điển của Ngài (Ê-phê-sô 2:8).
Chúng ta ngợi khen Chúa vì sự tự cáo về tội lỗi. Không có điều này, sẽ không thể có sự cứu rỗi. Không ai được cứu ngoài tự cáo và tái sinh của Thánh Linh trong tấm lòng mình. Kinh Thánh dạy rằng bản chất tất cả mọi người đều chống nghịch lại Đức Chúa Trời và thù địch với Chúa Giê-su Christ. Họ “đã chết vì lầm lỗi và tội ác mình” (Ê-phê-sô 2:1). Chúa Giê-su phán: “Ví bằng Cha, là Đấng sai ta, không kéo đến, thì chẳng có ai được đến cùng ta, và ta sẽ làm cho người đó sống lại nơi ngày sau rốt” (Giăng 6:44). Một phần của sự “kéo đến” đó đối với Chúa Giê-su là sự tự cáo về tội lỗi.
Tự cáo về tội lỗi là gì?
* Kinh Thánh Tham Khảo:
Giăng 16:18 - Vậy, môn đồ nói rằng: Ngài nói: ỗt lâu, là nghĩa gì? Chúng ta không hiểu Ngài nói về việc chi.
Rô-ma 6:23 - Vì tiền công của tội lỗi là sự chết; nhưng sự ban cho của Đức Chúa Trời là sự sống đời đời trong Đức Chúa Jêsus Christ, Chúa chúng ta.
Ê-sai 6:5 - Bấy giờ tôi nói: Khốn nạn cho tôi! Xong đời tôi rồi! Vì tôi là người có môi dơ dáy, ở giữa một dân có môi dơ dáy, bởi mắt tôi đã thấy Vua, tức là Đức Giê-hô-va vạn quân!
Rô-ma 2:5 - Bởi lòng ngươi cứng cỏi, không ăn năn, thì tự chấp chứa cho mình sự giận về ngày thạnh nộ, khi sẽ hiện ra sự phán xét công bình của Đức Chúa Trời,
Ê-phê-sô 2:8 - Vả, ấy là nhờ ân điển, bởi đức tin, mà anh em được cứu, điều đó không phải đến từ anh em, bèn là sự ban cho của Đức Chúa Trời.
Giăng 6:44 - Ví bằng Cha, là Đấng sai ta, không kéo đến, thì chẳng có ai được đến cùng ta, và ta sẽ làm cho người đó sống lại nơi ngày sau rốt.
* Bản Dịch theo GotQuestions
* Nếu bạn cảm thấy bản dịch này chưa đúng hoặc chưa phù hợp, xin hãy liên hệ và đóng góp bản dịch mới.
* Nếu bạn cảm thấy bản dịch này chưa đúng hoặc chưa phù hợp, xin hãy liên hệ và đóng góp bản dịch mới.
Nếu bạn thích trang này, xin hãy giúp chúng tôi chia sẽ cho bạn bè: