Bản chất tội lỗi là gì?
Bản chất tội lỗi là mặt trong con người khiến người đó nổi loạn chống lại Đức Chúa Trời. Khi nói về bản chất tội lỗi, chúng ta đề cập đến thực tế là chúng ta có khuynh hướng tự nhiên đối với tội lỗi; được lựa chọn làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời hoặc theo ý muốn của chúng ta, chúng ta vốn dĩ sẽ chọn làm theo ý riêng của mình.
Có rất nhiều bằng chứng về bản chất tội lỗi. Không có ai dạy một đứa trẻ nói dối hoặc ích kỷ; thay vào đó, chúng ta đã cố gắng hết sức để dạy trẻ em nói sự thật và đặt người khác lên hàng đầu. Hành vi tội lỗi đến một cách tự nhiên. Tin tức tràn ngập những gương bi thảm về hành động tồi tệ của con người. Bất cứ nơi nào có con người thì ở đó có rắc rối. Charles Spurgeon nói, “Giống như vị mặn của muối có trong từng giọt ở Đại Tây Dương, thì tội lỗi cũng ảnh hưởng đến mọi nguyên tử trong bản chất của chúng ta. Thật đáng buồn nó là như vậy, nhan nhản ở đó, đến nỗi nếu bạn không phát hiện ra nó, bạn đang bị đánh lừa”.
vì biết rõ rằng người cũ của chúng ta đã bị đóng đinh trên thập tự giá với Ngài, hầu cho thân thể của tội lỗi bị tiêu diệt đi, và chúng ta không phục dưới tội lỗi nữa.
Rô-ma 6:6
Kinh Thánh giải thích lý do của rắc rối. Nhân loại là tội lỗi, không chỉ trên lý thuyết hay thực tế mà là bản chất. Tội lỗi là một phần của chính con người chúng ta. Kinh Thánh nói về “xác thịt tội lỗi” trong Rô-ma 8:3. Chính “bản chất hạ giới” của chúng ta đã tạo ra danh sách các tội lỗi trong Cô-lô-se 3:5. Và Rô-ma 6:6 nói về “xác thịt bị tội lỗi cai trị”. Sự tồn tại bằng xương bằng thịt mà chúng ta bị lôi kéo trên thế gian này được định hình bởi bản chất tội lỗi, đồi bại của chúng ta.
Ví bằng chúng ta nói mình không có tội chi hết, ấy là chính chúng ta lừa dối mình, và lẽ thật không ở trong chúng ta.
I Giăng 1:8
Bản chất tội lỗi là phổ biến trong nhân loại. Tất cả chúng ta đều có bản chất tội lỗi, và nó ảnh hưởng đến mọi bộ phận của chúng ta. Đây là học thuyết về sự sa đọa hoàn toàn, và nó là Kinh Thánh. Tất cả chúng ta đều đã đi sai đường (Ê-sai 53:6). Phao-lô thừa nhận rằng “nhưng tôi là tánh xác thịt đã bị bán cho tội lỗi” (Rô-ma 7:14). Phao-lô tự nhận mình “lấy xác thịt phục luật pháp của tội lỗi” (Rô-ma 7:25). Sa-lô-môn đồng tình: “Thật, chẳng có người công bình ở trên đất làm điều thiện, mà không hề phạm tội” (Truyền-đạo 7:20). Sứ đồ Giăng có lẽ nói một cách thẳng thắn nhất: “Nếu chúng ta tuyên bố mình không phạm tội, chúng ta tự lừa dối mình và lẽ thật không ở trong chúng ta” (1 Giăng 1:8).
Kẻ ác bị sai lầm từ trong tử cung. Chúng nó nói dối lầm lạc từ khi mới lọt lòng mẹ.
Thi-thiên 58:3
Ngay cả trẻ em cũng có bản chất tội lỗi. Đa-vít đã bày tỏ sự ăn năn rằng ông sinh ra với tội lỗi có sẳn trong ông: “Kìa, tôi sanh ra trong sự gian ác, Mẹ tôi đã hoài thai tôi trong tội lỗi” (Thi-thiên 51:5). Ở nơi khác, Đa-vít nói, “Kẻ ác bị sai lầm từ trong tử cung. Chúng nó nói dối lầm lạc từ khi mới lọt lòng mẹ” (Thi thiên 58:3).
Bản chất tội lỗi từ đâu mà có? Kinh Thánh cho biết rằng Đức Chúa Trời đã dựng nên loài người tốt lành và không có bản chất tội lỗi: “Đức Chúa Trời dựng nên loài người như hình Ngài; Ngài dựng nên loài người giống như hình Đức Chúa Trời; Ngài dựng nên người nam cùng người nữ”(Sáng thế ký 1:27). Tuy nhiên, Sáng thế ký chương 3 ghi lại sự bất tuân của A-đam và Ê-va. Bởi hành động bất tuân đó, tội lỗi đã đi vào bản chất của họ. Ngay lập tức, họ cảm thấy xấu hổ và không còn đủ tiêu chuẩn, và họ trốn tránh sự hiện diện của Đức Chúa Trời (Sáng thế ký 3:8). Khi họ có con, hình tượng và sự giống như của A-đam được truyền lại cho con cháu (Sáng thế ký 5:3). Bản chất tội lỗi bộc lộ sớm trong gia phả: đứa con đầu lòng do A-đam và Ê-va sinh ra là Cain đã trở thành kẻ sát nhân đầu tiên (Sáng thế ký 4:8).
Từ thế hệ này sang thế hệ khác, bản chất tội lỗi đã được truyền lại cho toàn thể nhân loại: “Cho nên, như bởi một người mà tội lỗi vào trong thế gian, lại bởi tội lỗi mà có sự chết, thì sự chết đã trải qua trên hết thảy mọi người như vậy, vì mọi người đều phạm tội” (Rô-ma 5:12). Câu Kinh Thánh này cũng trình bày sự thật đáng lo ngại rằng bản chất tội lỗi dẫn đến cái chết không thể tránh khỏi (xem thêm Rô-ma 6:23 và Ê-phê-sô 2:1).
Các hậu quả khác của bản chất tội lỗi là sự thù địch đối với Đức Chúa Trời và sự thiếu hiểu biết về lẽ thật của Ngài. Phao-lô nói, “vì sự chăm về xác thịt nghịch với Đức Chúa Trời, bởi nó không phục dưới luật pháp Đức Chúa Trời, lại cũng không thể phục được. Vả, những kẻ sống theo xác thịt, thì không thể đẹp lòng Đức Chúa Trời” (Rô-ma 8:7–8). Cũng vậy, “Người có tánh xác thịt không nhận được những sự thuộc về Thánh Linh của Đức Chúa Trời; bởi chưng người đó coi sự ấy như là sự rồ dại, và không có thể hiểu được, vì phải xem xét cách thiêng liêng” (1 Cô-rinh-tô 2:14).
Chỉ có một Đấng duy nhất trong lịch sử thế giới không mang bản chất tội lỗi: Chúa Giê-su Christ. Sự ra đời đồng trinh của Ngài đã cho phép Ngài bước vào thế giới của chúng ta trong khi vượt qua sự nguyền rủa truyền lại từ A-đam. Chúa Giê-su đã sống một cuộc đời hoàn hảo tuyệt đối không tội lỗi. Ngài là “Đấng Thánh và Đấng Công Bình ” (Công vụ 3:14) “chẳng biết tội lỗi” (2 Cô-rinh-tô 5:21). Điều này cho phép Chúa Giê-su chịu hy sinh trên thập tự giá như một sự thay thế hoàn hảo cho chúng ta, “chiên con không lỗi không vít” (1 Phi-e-rơ 1:19). John Calvin đặt nó trong viễn cảnh: “Chắc chắn, Đấng Christ có quyền năng cứu rỗi hơn rất nhiều so với việc Adam bị hủy hoại.”
Chính nhờ Đấng Christ mà chúng ta được sanh lại. “Hễ chi sanh bởi xác thịt là xác thịt; hễ chi sanh bởi Thánh Linh là thần” (Giăng 3:6). Khi chúng ta được sinh ra từ A-đam, chúng ta thừa hưởng bản chất tội lỗi của ông; nhưng khi chúng ta được sanh lại trong Đấng Christ, chúng ta được thừa hưởng một bản chất mới: “Vậy, nếu ai ở trong Đấng Christ, thì nấy là người dựng nên mới; những sự cũ đã qua đi, nầy mọi sự đều trở nên mới” (2 Cô-rinh-tô 5:17).
Chúng ta không đánh mất bản chất tội lỗi sau khi chúng ta tiếp nhận Đấng Christ. Kinh Thánh nói rằng tội lỗi vẫn còn ở trong chúng ta và sự tranh chiến với bản chất cũ đó sẽ tiếp diễn cho đến chừng nào chúng ta còn ở trên thế gian này. Phao-lô than vãn về cuộc chiến của chính ông trong Rô-ma 7:15–25. Nhưng chúng ta có sự giúp đỡ trong cuộc chiến này — sự giúp đỡ của thần thánh. Thánh Linh của Đức Chúa Trời ngự trị trong mỗi tín đồ và ban năng lực mà chúng ta cần để vượt qua sự lôi kéo của bản chất tội lỗi trong chúng ta. “Ai sanh bởi Đức Chúa Trời, thì chẳng phạm tội, vì hột giống của Đức Chúa Trời ở trong người, và người không thể phạm tội được, vì đã sanh bởi Đức Chúa Trời” (1 Giăng 3:9). Kế hoạch cuối cùng của Đức Chúa Trời dành cho chúng ta là được nên thánh hoàn toàn khi chúng ta nhìn xem thấy Đấng Christ (1 Tê-sa-lô-ni-ca 3:13; 1 Giăng 3:2).
Qua công việc hoàn tất của Ngài trên thập tự giá, Chúa Giê-su đã làm thỏa mãn cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời đối với tội lỗi và giúp các tín đồ chiến thắng bản chất tội lỗi của họ: “'Ngài gánh tội lỗi chúng ta trong thân thể Ngài trên cây gỗ, hầu cho chúng ta là kẻ đã chết về tội lỗi, được sống cho sự công bình”(1 Phi-e-rơ 2:24). Trong sự phục sinh của Ngài, Chúa Giê-su ban sự sống cho mọi người bị ràng buộc bởi xác thịt hư nát. Những người được sanh lại bây giờ có mạnh lệnh này: “Vậy anh em cũng hãy coi mình như chết về tội lỗi và như sống cho Đức Chúa Trời trong Đức Chúa Jêsus Christ” (Rô-ma 6:11).
Bản chất tội lỗi là gì?
* Kinh Thánh Tham Khảo:
Rô-ma 6:6 - vì biết rõ rằng người cũ của chúng ta đã bị đóng đinh trên thập tự giá với Ngài, hầu cho thân thể của tội lỗi bị tiêu diệt đi, và chúng ta không phục dưới tội lỗi nữa.
I Giăng 1:8 - Ví bằng chúng ta nói mình không có tội chi hết, ấy là chính chúng ta lừa dối mình, và lẽ thật không ở trong chúng ta.
Thi-thiên 58:3 - Kẻ ác bị sai lầm từ trong tử cung. Chúng nó nói dối lầm lạc từ khi mới lọt lòng mẹ.
Ê-phê-sô 2:1 - Còn anh em đã chết vì lầm lỗi và tội ác mình,
I Cô-rinh-tô 2:14 - Vả, người có tánh xác thịt không nhận được những sự thuộc về Thánh Linh của Đức Chúa Trời; bởi chưng người đó coi sự ấy như là sự dồ dại, và không có thể hiểu được, vì phải xem xét cách thiêng liêng.
I Phi-e-rơ 1:19 - bèn là bởi huyết báu Đấng Christ, dường như huyết của chiên con không lỗi không vít,
II Cô-rinh-tô 5:17 - Vậy, nếu ai ở trong Đấng Christ, thì nấy là người dựng nên mới; những sự cũ đã qua đi, nầy mọi sự đều trở nên mới.
I Giăng 3:2 - Hỡi kẻ rất yêu dấu, chính lúc bây giờ chúng ta là con cái Đức Chúa Trời, còn về sự chúng ta sẽ ra thể nào, thì điều đó chưa được bày tỏ. Chúng ta biết rằng khi Ngài hiện đến, chúng ta sẽ giống như Ngài, vì sẽ thấy Ngài như vốn có thật vậy.
Rô-ma 6:11 - Vậy anh em cũng hãy coi mình như chết về tội lỗi và như sống cho Đức Chúa Trời trong Đức Chúa Jêsus Christ.
* Bản Dịch theo GotQuestions
* Nếu bạn cảm thấy bản dịch này chưa đúng hoặc chưa phù hợp, xin hãy liên hệ và đóng góp bản dịch mới.
* Nếu bạn cảm thấy bản dịch này chưa đúng hoặc chưa phù hợp, xin hãy liên hệ và đóng góp bản dịch mới.
Nếu bạn thích trang này, xin hãy giúp chúng tôi chia sẽ cho bạn bè: