Bạn Có Câu Hỏi Gì?
Ví dụ: Hôn Nhân, Tình Dục, Tiền Bạc, Khủng Long, Thuốc Lá, Xăm Hình, v,v ...

*Xin đánh tiếng việt có dấu hoặc sử dụng tiếng anh.
*Hiện tại việc dịch thuận tài liệu vẫn đang cần rất nhiều đóng góp. Nếu bạn có thể đóng góp, hãy liên hệ facebook qua trang thông tin.

Liên quan đến sự tha thứ, có phải có sự khác biệt giữa tội cố ý phạm và tội phạm do thiếu hiểu biết?

Chúa không chậm trễ về lời hứa của Ngài như mấy người kia tưởng đâu, nhưng Ngài lấy lòng nhịn nhục đối với anh em, không muốn cho một người nào chết mất, song muốn cho mọi người đều ăn năn.
II Phi-e-rơ 3:9
Mặc dù Đức Chúa Trời phân biệt giữa những người phạm tội do thiếu hiểu biết và những người cố ý phạm tội (Dân số ký 15:27-31), thì sự ăn năn luôn luôn là điều cần thiết để nhận được sự tha thứ (Mác 1:15; Công vụ 2:38; Công vụ 26:18). Ăn năn theo nghĩa đen là sự thay đổi thái độ của một người về Đức Chúa Trời và đi kèm với đức tin cứu rỗi nơi Đấng Christ (Công 3:19; 20:21; 26:20). Không có nó thì không thể có sự tha thứ. Chúa Giê-su phán, “Ta nói cùng các ngươi, không phải; song nếu các ngươi chẳng ăn năn, thì hết thảy sẽ bị hư mất như vậy” (Lu-ca 13:3; 17: 3-4; 2 Phi-e-rơ 3:9).
Nhưng Đức Chúa Trời, là Đấng giàu lòng thương xót, vì cớ lòng yêu thương lớn Ngài đem mà yêu chúng ta,
Ê-phê-sô 2:4
Cố ý phạm tội là sự kiêu ngạo và tự phụ của một người trong sự thách thức Đức Chúa Trời (Thi thiên 19:13; Hê-bơ-rơ 10:26). Tội cố ý phạm sẽ đưa đến sự phán xét của Đức Chúa Trời, sớm hay muộn, nhưng phạm tội do thiếu hiểu biết cũng không thể bào chữa: “Vậy, nầy là điều tôi nói và điều tôi nhân danh Chúa mà rao ra: ấy là anh em chớ nên ăn ở như người ngoại đạo nữa, họ theo sự hư không của ý tưởng mình, bởi sự ngu muội ở trong họ, và vì lòng họ cứng cỏi nên trí khôn tối tăm, xa cách sự sống của Đức Chúa Trời. Họ đã mất cả sự cảm biết, đành bỏ mình trong một đời buông lung, đem lòng mê đắm không biết chán mà phạm hết mọi điều ô uế” (Ê-phê-sô 4:17-19; xin xem thêm Công vụ 3: 17-19; Công vụ 17:30 -31). Sự tha thứ dành cho tất cả mọi người, nhưng chúng ta phó thác điều đó cho ân điển tối cao của Đức Chúa Trời khiến người phạm tội thực sự ăn năn để nhận được sự tha thứ (Ê-phê-sô 2:4-5).
Vậy Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Ta là đường đi, lẽ thật, và sự sống; chẳng bởi ta thì không ai được đến cùng Cha.
Giăng 14: 6
Những ai từ chối Chúa Giê-su và phúc âm của Ngài trong sự thiếu hiểu biết phải tin nhận Ngài trong sự ăn năn để được tha thứ tội lỗi của họ. Chúa Giê-su đã cho biết điều này một cách rõ ràng: “Ta là đường đi, chân lý và sự sống. Chẳng bởi ta thì không ai được đến cùng Cha” (Giăng 14: 6). Không quan trọng là ai đó đi sai đường vì thiếu hiểu biết hay vì cố ý nổi loạn — người đó vẫn đi sai đường.
Tuy nhiên, mọi người không thiếu hiểu biết như họ có thể khẳng định. Không ai có thể hoàn toàn không biết về Đức Chúa Trời, và không ai có cớ để sống trong sự bất tuân. Sứ đồ Phao-lô nói: “Vả, cơn giận của Đức Chúa Trời từ trên trời tỏ ra nghịch cùng mọi sự không tin kính và mọi sự không công bình của những người dùng sự không công bình mà bắt hiếp lẽ thật. Vì điều chi có thể biết được về Đức Chúa Trời thì đã trình bày ra cho họ, Đức Chúa Trời đã tỏ điều đó cho họ rồi, bởi những sự trọn lành của Ngài mắt không thấy được, tức là quyền phép đời đời và bổn tánh Ngài, thì từ buổi sáng thế vẫn sờ sờ như mắt xem thấy, khi người ta xem xét công việc của Ngài. Cho nên họ không thể chữa mình được” (Rô-ma 1:18-20).
Mặc dù đôi khi chúng ta có thể phạm tội trong sự thiếu hiểu biết, nhưng chúng ta luôn có thể được đảm bảo về sự tha thứ của Đức Chúa Trời. Sứ đồ Phao-lô là một ví dụ điển hình về lẽ thật này: “Ta ngày trước vốn là người phạm thượng, hay bắt bớ, hung bạo, nhưng ta đã đội ơn thương xót, vì ta đã làm những sự đó đương lúc ta ngu muội chưa tin” (1 Ti-mô-thê 1:13). Tuy nhiên, đối với những người cố ý và thường xuyên phạm tội, Phi-e-rơ nói rõ rằng “Vả, chúng nó bởi sự nhận biết Chúa và Cứu Chúa chúng ta là Đức Chúa Jêsus Christ, mà đã thoát khỏi sự ô uế của thế gian, rồi lại mắc phải và suy phục những sự đó, thì số phận sau cùng của chúng nó trở xấu hơn lúc đầu. Chúng nó đã biết đường công bình, rồi lại lui đi về lời răn thánh đã truyền cho mình, thế thì thà rằng không biết là hơn” (2 Phi-e-rơ 2: 20-21).
Giăng cho chúng ta biết rõ ràng về vấn đề tha thứ: “Ví bằng chúng ta nói mình không có tội chi hết, ấy là chính chúng ta lừa dối mình, và lẽ thật không ở trong chúng ta. Còn nếu chúng ta xưng tội mình, thì Ngài là thành tín công bình để tha tội cho chúng ta, và làm cho chúng ta sạch mọi điều gian ác” (I Giăng 1:8-9).
Liên quan đến sự tha thứ, có phải có sự khác biệt giữa tội cố ý phạm và tội phạm do thiếu hiểu biết?
* Kinh Thánh Tham Khảo:
II Phi-e-rơ 3:9 - Chúa không chậm trễ về lời hứa của Ngài như mấy người kia tưởng đâu, nhưng Ngài lấy lòng nhịn nhục đối với anh em, không muốn cho một người nào chết mất, song muốn cho mọi người đều ăn năn.
Ê-phê-sô 2:4 - Nhưng Đức Chúa Trời, là Đấng giàu lòng thương xót, vì cớ lòng yêu thương lớn Ngài đem mà yêu chúng ta,
Giăng 14: 6 - Vậy Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Ta là đường đi, lẽ thật, và sự sống; chẳng bởi ta thì không ai được đến cùng Cha.
Rô-ma 1:18 - Vả, cơn giận của Đức Chúa Trời từ trên trời tỏ ra nghịch cùng mọi sự không tin kính và mọi sự không công bình của những người dùng sự không công bình mà bắt hiếp lẽ thật.
II Phi-e-rơ 2: 20 - Vả, chúng nó bởi sự nhận biết Chúa và Cứu Chúa chúng ta là Đức Chúa Jêsus Christ, mà đã thoát khỏi sự ô uế của thế gian, rồi lại mắc phải và suy phục những sự đó, thì số phận sau cùng của chúng nó trở xấu hơn lúc đầu.
I Giăng 1:8 - Ví bằng chúng ta nói mình không có tội chi hết, ấy là chính chúng ta lừa dối mình, và lẽ thật không ở trong chúng ta.

* Bản Dịch theo GotQuestions
* Nếu bạn cảm thấy bản dịch này chưa đúng hoặc chưa phù hợp, xin hãy liên hệ và đóng góp bản dịch mới.